Hưng Yên có bao nhiêu tướng? Hưng Yên hóa chẳng khác nào quân phiệt hóa!

Hiện nay, Hưng Yên có 7 người trong Trung ương Đảng là: Tô Lâm, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Hoàng Xuân Chiến, Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Hải Ninh, Đỗ Tiến Sỹ. Trong đó có 2 người là uỷ viên Bộ Chính trị. Chỉ tính những người trong Trung ương Đảng, Hưng Yên có đến 5/7 là tướng công an và quân đội. Đấy là chưa kể đến những nhân vật còn đang xếp hàng, chờ Tô Lâm đẩy vào Trung ương Đảng, trong đó có ông Vũ Hồng Văn – Thiếu tướng Công an.

Thực tế, Tô Lâm đang xây dựng bộ khung Hưng Yên, dựa vào các tướng công an làm nòng cốt. Bộ khung bên trong gồm: Tô Lâm – Tổng Bí thư; Lương Tam Quang – Bộ trưởng Bộ Công an; và Nguyễn Duy Ngọc đang được nhắm đến ghế Thường trực Ban Bí thư trong tương lai gần.

Bộ khung bên ngoài gồm 2 tướng quân đội, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Trung ương Đảng Hoàng Xuân Chiến; và Trung tướng Nguyễn Hồng Thái – Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1.

Tô Lâm đang nỗ lực hết sức để đưa ông Hoàng Xuân Chiến vào ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, còn ông Nguyễn Hồng Thái vào ghế Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng, trong nhiệm kỳ tới.

Với Tô Lâm, Bộ Công an là “căn cứ địa”, còn Bộ Quốc phòng là nơi ông đang tìm mọi cách để chiếm giữ.

Trước đây, khi phe Phan Văn Giang và phe Lương Cường đấu nhau, thì Hoàng Xuân Chiến mất hút, không khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, thời thế đổi thay, sau khi Tô Lâm bất ngờ làm phản, chiếm ghế Tổng Bí thư, thì thế và lực của Hoàng Xuân Chiến nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thể là đối thủ của Phan Văn Giang tại Bộ Quốc phòng.

Trước đây, Tô Lâm phải tìm mọi cách chiếm giữ Ban Bí thư, dựa trên căn cứ địa vững chắc tại Bộ Công an. Nay, Ban này đã nằm gọn trong tay Tô Lâm và ông đang chỉnh sửa căn cứ địa mới này, để không còn ai có thể cản đường ông ở nơi đây. Chắc chắn, một ngày không xa, Ban Bí thư sẽ là căn cứ địa vững chắc cho Tô Lâm, sau Bộ Công an. Căn cứ địa thứ 2 này sẽ do Nguyễn Duy Ngọc trấn giữ.

Như vậy, chỉ còn lại Bộ Quốc phòng – nơi Tô Lâm muốn chiếm giữ làm căn cứ địa thứ 3, để hệ sinh thái quyền lực của ông có thể đứng vững trên chiếc “kiềng 3 chân” này.

Nếu loại được nhóm Phan Văn Giang và Nguyễn Tân Cương, lúc đó, căn cứ địa thứ 3 sẽ thuộc về Tô Lâm. Ông có thể ổn định quyền lực, được xây dựng trên 3 trụ cột, do toàn cấp tướng nắm giữ.

Hai nhân vật dân sự gốc Hưng Yên trong Trung ương Đảng, là ông Đỗ Tiến Sỹ – Tổng Giám đốc đài Tiếng nói Việt Nam, và ông Nguyễn Hải Ninh – Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Có lẽ, họ chờ được hưởng lợi từ những ông tướng gốc Hưng Yên. Tô Lâm là tướng Công an, ông cần các vị tướng công an và quân đội, để trấn giữ các vị trí quyền lực có tính chất trụ cột cho nhóm Hưng Yên. Còn những người ngoài lực lượng vũ trang khó đáp ứng được kỳ vọng của ông.

Rất có thể, tại Đại hội 14 vào năm 2026, ông Vũ Hồng Văn – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, và ông Đỗ Xuân Tuyên – Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, sẽ vào Trung ương Đảng, để tham gia vào hệ sinh thái quyền lực của Tô Lâm. Đáng chú ý, ông Vũ Hồng Văn là Thiếu tướng Công an, nên sẽ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy quyền lực của Tô Lâm.

Như vậy, rõ ràng, nhóm Hưng Yên của Tô Lâm chủ yếu phát triển dựa trên các tướng công an và quân đội. Nếu như, Tô Lâm thành công bố trí hệ sinh thái quyền lực như ý, thì chắc chắn, chính quyền Cộng sản sẽ mang màu sắc quân phiệt.

Nhiệm kỳ tới, rất có thể, sẽ có nhiều tướng công an chuyển vào Ban Bí thư. Ông Lương Tam Quang trấn giữ Bộ Công an, nâng đỡ hàng loạt tướng tá gốc Hưng Yên, rồi sau đó chuyển vào Ban Bí thư. Nếu Đảng Cộng sản bị Hưng Yên hóa, thì Đảng cũng sẽ có xu hướng quân phiệt hóa.

 

Thái Hà – Thoibao.de