Link Video: https://youtu.be/qm-FtumnKPc
Những ngày qua, thành phố Đà Nẵng đã chịu hai cơn lũ gây ngập lụt nghiêm trọng, lần đầu vào ngày 13/10 và lần thứ hai vào ngày 17/10. Đà Nẵng đã phải sơ tán khoảng 7.600 người dân, ước tính 1.500 nhà dân bị ngập lụt và học sinh toàn thành phố phải nghỉ học.
Báo Tuổi Trẻ đã có loạt bài về vấn đề này.
Ngày 18/10, báo Tuổi Trẻ giật tít “Người dân hoàn toàn chủ động chống ngập được”. Tuy nhiên, bên trong bài viết thì lại dẫn ý kiến của lãnh đạo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, nói rằng, “người dân không kê cao đồ như cảnh báo”.
Bài báo ca ngợi Đà Nẵng đã thực hiện các chỉ đạo của Trung ương rất nghiêm túc, đồng bộ trong cả hệ thống chính trị. Bí thư Đà Nẵng trực tiếp ra chỉ đạo chống lụt và chỉ đạo bơm cưỡng bức để chống ngập cho dân, tuy nhiên, vẫn xảy ra ngập lụt và thiệt hại đáng tiếc.
Có lẽ, lãnh đạo Đà Nẵng và phóng viên Tuổi Trẻ không hiểu rằng, nước lũ là một thứ ngang bướng, không chịu vâng lời lãnh đạo, vâng lời Đảng. Hơn nữa, ai chả biết, giới lãnh đạo toàn ứng xử kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”, sự việc xảy ra rồi mới chạy tới chỉ tay 5 ngón làm màu.
Đáng lẽ, những việc cần có chuyên môn thì phải hỏi ý kiến các chuyên gia, chứ không cần mấy ông lãnh đạo ra chỉ đạo với những mệnh lệnh duy ý chí.
Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai – cho biết, đợt ngập lụt vừa qua ở thành phố Đà Nẵng có hai nguyên nhân, đó là nước ở khu công nghiệp tràn sang, và nước ở sân bay tràn xuống đô thị. Trong khi, ở thượng nguồn của thành phố lại không có nước.
Ông Tiến còn cho biết:
“Chúng tôi đi kiểm tra thì thấy, có những gia đình kinh doanh bị ngập nước, thiệt hại hoàn toàn… nhưng 100% hộ dân không ai thực hiện kê đồ lên cao, triển khai chống ngập cả.”
Phát biểu của ông Tiến cho người nghe thấy là lạ. Bởi lẽ, tài sản của dân, thiệt hại dân chịu, chứ đâu có ai đền bù. Người dân, tất nhiên ai cũng tự có ý thức bảo vệ tài sản của mình, chứ đâu cần ai phải “chỉ đạo” hay “nâng cao nhận thức” làm gì. Như vậy, việc 100% người dân để tài sản của mình bị thiệt hại, chắc chắn phải có nguyên nhân, nhưng chưa rõ đó là nguyên nhân gì.
Cũng ngày 18/10, trong một bài báo khác, Tuổi Trẻ cho biết, hơn bao giờ hết, người vùng ngập trông chờ một giải pháp từ các cấp chính quyền.
Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Năm – phường Hòa Khánh Nam – nói rằng, bằng mắt thường vẫn thấy, nguyên nhân ngập là việc dựng các cầu ngang với khẩu độ quá nhỏ, nước lũ tràn về bị thành cầu chắn lại, khiến phía trên ngập nặng.
Trước đó, ngày 15/10, Tuổi Trẻ dẫn lời một chuyên gia về giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, nói rằng, lượng mưa tại Đà Nẵng những ngày qua, dù lớn nhưng không bất thường.
“Khi đường ống thoát yếu, công trình mọc lên lấn không gian thoát lũ, nhà cửa chằng chịt, quy hoạch phân lô không khớp với quy hoạch thoát lũ, thì nước dồn ứ và ngập úng càng tồi tệ thêm mỗi năm là điều tất yếu” – vị chuyên gia về khí tượng nói.
Tuổi Trẻ dẫn ý kiến của Tiến sĩ Lê Hùng – trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng – cho rằng, có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lũ ở Đà Nẵng.
Thứ nhất là cửa xả thoát nước các trục chính bị “thắt cổ chai“.
Thứ hai và cơ bản nhất, đó là trục tiêu thoát nước ở Đà Nẵng dẫn đi quá xa và nhiều nơi chưa hợp lý.
“Bình thường thì không sao, nhưng lúc mưa lượng nước về cục bộ bị ứ đọng, tắc nghẽn dòng chảy và thoát chậm là chuyện đương nhiên, và chắc chắn, ngập càng nặng hơn nếu không có giải pháp đúng” – Tiến sĩ Lê Hùng nói.
Xuân Hưng
>>> Vì sao chuẩn bị nghỉ, Tổng Bí thư Trọng vẫn ôm chặt ghế Trưởng Tiểu ban Nhân sự?
>>> Buổi tường trình về đàn áp xuyên quốc gia
>>> Thời mạt pháp! Các trường giúp đạo diễn Quang Dũng lùa gà vào “Đất rừng phương Nam”!
>>> Việt Nam hội nhập quốc tế, Bộ Công an vẫn tiến hành các hoạt động thời Chiến tranh lạnh?
Vì sao Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Ninh Bình lại thách thức dân?