Từ ngày 10 đến ngày 15/10/2012 đã diễn ra Hội nghị Trung ương 6 của Trung ương Đảng. Tại Hội nghị này, ông Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư, đã chuẩn bị tư thế quật Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ lúc đó. Ông Trọng dự trù truất phế ông Dũng thông qua bỏ phiếu tín nhiệm trong nội bộ Đảng.
Để chuẩn bị cho cuộc lật đổ, ông Nguyễn Phú Trọng đã vận động được Bộ Chính trị đồng ý đem ông Nguyễn Tấn Dũng ra trước mổ xẻ Trung ương Đảng, dùng phiếu tín nhiệm để phán quyết số phận của người đứng đầu Chính phủ. Lúc đó, ông Nguyễn Tấn Dũng bị Trung ương Đảng xác nhận là người gây ra thảm họa “cú đấm thép”, vì đây là chủ trương của ông Nguyễn Tấn Dũng. Chính cái gọi là cú đấm thép ấy đã phá nát nền kinh tế. Đồng thời, ông Nguyễn Tấn Dũng còn vướng vào tai tiếng về tham nhũng và việc cho con cái du học các nước tư bản. Đặc biệt, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, đã dựa hơi cha để thao túng thị trường tài chính Việt Nam.
Vận động xong, ông Nguyễn Phú Trọng cho Trung ương Đảng bỏ phiếu tín nhiệm để truất phế ông Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, trong 200 ủy viên Trung ương Đảng, đã số áp đảo đã không đồng ý luận tội ông Nguyễn Tấn Dũng. Kết quả, ngày 15/10/2022, ông Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc với cổ họng tắc nghẹn vì ức không chịu được. Lúc đó, người ta thấy ông Trọng như muốn khóc, vì thua tức tưởi trước đối thủ chính trị mà ông nghĩ rằng, ông sẽ thắng.
Sau Hội nghị, trong một cuộc họp cử tri tại TP. HCM, ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước lúc đó, đã gọi ông Nguyễn Tấn Dũng là đồng chí X. Dù là một đồng minh tích cực của ông Nguyễn Phú Trọng, hết lòng ủng hộ việc bỏ phiếu tín nhiệm để truất phế ông Dũng, nhưng ông Sang cũng không chỉ thẳng tên ông Nguyễn Tấn Dũng. Từ đó, xã hội đặt cho Ba Dũng bí danh 3X, vì ai cũng biết ông Trương Tấn Sang muốn ám chỉ ai.
Đấy là câu chuyện 11 năm trước, ông Nguyễn Phú Trọng tung “tuyệt chiêu” lấy phiếu tín nhiệm, để triệt hạ đối thủ, nhưng cuối cùng, đối thủ lại dùng “tuyệt kỹ” để hóa giải thành công.
Vậy tuyệt kỹ của ông Nguyễn Tấn Dũng là gì?
Theo giới thạo tin cho biết, ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đó đã dùng tiền để mua phiếu tín nhiệm. Ông Dũng nắm cả Chính phủ, điều hành rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước, nhưng hầu hết đều thua lỗ nặng. Ngược lại với sức khỏe của các tập đoàn nhà nước, người ta nói rằng, tài lực của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng rất mạnh. Và chính nhờ vào sức mạnh kim tiền này, ông Dũng thao túng phiếu tín nhiệm của Trung ương Đảng. Và Nguyễn Tấn Dũng đã thành công.
Mới đây, ông Nguyễn Phú Trọng lại cho phổ biến độc chiêu “lấy phiếu tín nhiệm”, để loại bỏ những người ông không ưa. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhà phân tích, cách làm này vẫn sẽ không hiệu quả, bởi người ta sẽ bung tiền ra mua phiếu tín nhiệm ở hậu trường. Quan chức nào tham nhũng nhiều, nhà có nhiều tiền, thì cơ may được tín nhiệm cao, và quan chức ít tiền thì sẽ bị mất tín nhiệm và bị loại.
Nói chung, cách hóa giải chiêu trò “lấy phiếu tín nhiệm” của ông Nguyễn Phú Trọng không khó. Chỉ cần áp “tuyệt kỹ” mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng, thì sẽ bóp méo được kết quả phiếu tín nhiệm một cách dễ dàng.
Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn, ông Nguyễn Phú Trọng tung vỏ quýt dày, trong khi các quan chức nhà nước Cộng sản đã có sẵn móng tay nhọn, thì họ dễ dàng hóa giải thôi. Không khó để nhận ra những chiêu thức mà quan tham nhiều tiền có thể tung ra.
Về khả năng quản trị, các quan chức Cộng sản chẳng có, nhưng về những chiêu trò luồn lách để được bám ghế, thì các quan chức Cộng sản luôn sáng tạo và thậm chí nghĩ ra những cách rất hay. Cho nên, khó có chuyện Đảng sẽ trong sạch khi lấy phiếu tín nhiệm.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: