Sau 2 năm đấu với đá, ông Nguyễn Phú Trọng đã ra tay dẹp được trụ Chủ tịch nước không thuận mắt và thay vào đó là một thuộc hạ thân cận, đó là Võ Văn Thưởng. Xem như, trong Tứ Trụ có 4, thì chỉ còn 2 phe, phe 3 trụ và phe 1 trụ. Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính giờ đây lấy 1 chọi 3 trăm bề khó khăn.
Lò ông Trọng vẫn đang cần thêm củi gộc, đốt xong củi Nguyễn Xuân Phúc, giờ đây, có thông tin ông Nguyễn Phú Trọng hướng mục tiêu vào trụ Thủ tướng để thổi và nếu bay được trụ này thì sẽ gây chấn động dư luận. Lúc đó, ông Nguyễn Phú Trọng thâu tóm toàn bộ quyền lực mà không cần phải kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước như trước đây.
Ông Nguyễn Phú Trọng khi hạ được đối thủ chính trị mạnh nhất đời ông, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, thì càng ngày, tham vọng quyền lực của ông càng lớn. Bài thâu tóm quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu khi ông lấy được chiếc ghế Chủ tịch nước của ông Trần Đại Quang. Việc thâu tóm ghế này giúp ông Nguyễn Phú Trọng trở thành người tương tự như ông Tập Cận Bình ở Trung Quốc, khi mà ông kiêm nhiệm luôn chức Tổng Bí thư Đảng và chức Chủ tịch nước. Tuy nhiên, khi thâu tóm được 2 ghế, ông Trọng cũng không có được thế quyền lực tuyệt đối như ông Tập Cận Bình, mà ông Trọng vẫn bị tấn công. Cú đột quỵ bí hiểm tại Kiên Giang được cho là một cái tát vào tham vọng của ông Trọng. Sau đó, ông Trọng đã phải nhả ghế Chủ tịch nước cho ông Nguyễn Xuân Phúc ở Đại hội 13.
Không biết ông Nguyễn Phú Trọng nhả ghế do ông coi nhẹ ghế Chủ tịch nước, hay ông phát hoảng vì chiếc ghế này mang lại đại họa? Thực tế cho thấy, tham vọng muốn thâu tóm quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng không hề giảm đi, sau khi ông nhả ghế Chủ tịch nước, mà ngược lại, tham vọng của ông còn lớn hơn.
Cuộc chiến cung đình sau 2 năm của Đại hội 13 đã biến ông Nguyễn Phú Trọng thành người có thế lực áp đảo trong Tứ Trụ. Hiện nay, một mình ông điều khiển được 3 chiếc ghế theo ý mình, đó là ghế Tổng Bí thư, ghế Chủ tịch Quốc hội và hiện nay thêm ghế Chủ tịch nước. Vậy là, hai tay ông đã xoay được 3 chiếc ghế, nên thế lực của ông hiện nay còn mạnh hơn lúc ông ngồi 2 ghế sau khi ông Trần Đại Quang qua đời.
Nếu quật được ghế Thủ tướng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa được người của ông trám vào, đến lúc đó, hai tay ông Trọng có thể “xoay” được cả 4 ghế trong Tứ Trụ. Nếu quật được đương kim Thủ tướng, ông Trọng sẽ có sức mạnh quyền lực hơn lúc ông ngồi 2 ghế rất xa. Quật được trụ Thủ tướng cũng làm cho việc dọn đường cho thuộc hạ của ông lên thay ông làm Tổng Bí thư được thuận tiện hơn rất nhiều.
Vụ Việt Á đã kéo ông Nguyễn Xuân Phúc đổ nhào, vụ chuyến bay giải cứu đã kéo ông Phạm Bình Minh đổ nhào, và nhờ đó, ông Trọng đưa được Trần Lưu Quang áp sát vào “nách” ông Phạm Minh Chính. Chỉ cần Trần Lưu Quang vào được Bộ Chính trị, thì xem như, việc chuẩn bị người thay thế Phạm Minh Chính đã sẵn sàng. Việc còn lại là thổi bay ghế Thủ tướng là xong.
Tuy nhiên, trụ Thủ tướng không phải là trụ “dễ xơi” như trụ Chủ tịch nước. Chế độ này có 2 thanh gươm, đó là Công an và Quân đội. Ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm Công an, còn ông Phạm Minh Chính thì đang nắm một nửa quân đội, nửa còn lại là ông Nguyễn Phú Trọng ảnh hưởng. Điều đáng nói là, nhóm lợi ích quân đội có liên quan đến vấn đề kinh tế thì hầu hết là thân cận với ông Thủ tướng. Trong thế 1 chọi 3 trong Tứ Trụ, ông Phạm Minh Chính đang muốn gia cố thành trì của ông trong Bộ Quốc Phòng, để trụ vững trước các “đòn thù”’ của phe địch.
Ngày 4/3 vừa qua, ông Phạm Minh Chính cùng với ông Phan Văn Giang thăm Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và làm việc về hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghệ cao của Viettel. Chuyến thăm này được xem là cách ông Chính củng cố vai trò của ông đối với quân đội, đặc biệt là mảng kinh tế quốc phòng. Ông Chính cũng biết phải làm gì để đứng được trong Tứ Trụ lúc này.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://baochinhphu.vn/print/thu-tuong-lam-viec-voi-tap-doan-viettel-ve-nghien-cuu-san-xuat-san-pham-cong-nghe-cao-102230304195731984.htm