Sau khi tìm hiểu về những tài sản và lợi ích nghìn tỷ của ông Chánh án tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm, người đã quyết bác bỏ mọi căn cứ kháng nghị để quyết y án tử hình Hồ Duy Hải. Chúng tôi tiếp tục phanh phui một phần nhỏ những căn cứ về thế và lực của một gương mặt sáng giá trong cuộc vào Bộ chính trị ở kỳ Đại hội 13 này để quý độc giả tham khảo. Có lẽ một mạng người Hồ Duy Hải vẫn là quá nhỏ bé trong những lợi ích chằng chịt mà ông Nguyễn Hòa Bình nắm giữ trong con đường quan lộ của ông.
Đầu tiên phải nhắc độc giả về nội dung “chưa đến trăm tỷ” trong bài trước chỉ là số vốn đăng ký ban đầu để làm mồi. Bắt đầu từ đó, tiền nghìn tỷ mới ào ào đổ về túi của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình mới là tiền thật. Trong số các dự án lớn của Nguyễn Tuấn Anh tại quê nhà Quảng Ngãi phải kể đến 2 dự án lớn có tổng vốn đầu tư từ vài trăm tỷ lên tới cả nghìn tỷ đồng với sự góp “vốn chính trị” là chủ yếu từ bố Nguyễn Hòa Bình hồi làm Phó Bí thư, đến khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Viện trưởng VKSND Tối cao và giờ là Bí thư TW Đảng, Chánh Án TAND Tối Cao. Đó là các dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” và “Khu đô thị An Phú Sinh”, hãy xem quá trình đầu tư và triển khai các dự án này.
1- Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”
Tháng 04/2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (tên viết tắt là TAI) của Nguyễn Tuấn Anh mượn danh nghĩa 2 công ty khác là Công ty TNHH Bất động sản Tầm Nhìn Mới và Công ty TNHH Tre Việt để hợp thức hóa “liên danh đầu tư”. Từ đó Nguyễn Tuấn Anh vẽ ra Công ty Cổ phần Thiên Ấn Holding (viết tắt là TAH) với vốn điều lệ 6 tỷ đồng và được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư số 341032000072 ngày 12/4/2010 để TAH thực hiện dự án xây dựng “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” tại phường Nghĩa Chánh, trung tâm thành phố Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 458 tỷ đồng trên tổng diện tích 89.728 m2 (gồm 79.128 m2 và 10.600 m2 trên nền của bến xe Quảng Ngãi). Điều “hỗn hào” với luật pháp nhà nước là dự án rất lớn lên tới gần nửa nghìn tỷ đồng (458 tỷ) tại trung tâm thành phố mà UBND Tỉnh Quảng Ngãi lại sẵn sàng cấp phép đầu tư cho “liên danh” với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỷ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (?!), phần còn lại sẽ có từ vốn vay, vốn huy động đầu tư “thứ cấp” 389,75 tỷ và phát hành trái phiếu 62,25 tỷ.
Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1983) là con trai lớn của ông Nguyễn Hòa Bình, năm 2001 tốt nghiệp PTTH, Nguyễn Tuấn Anh học tiếp 1 năm ngành CNTT tại Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2002) sau đó được bố thu xếp cho 1 suất du học tại Anh Quốc. Năm 2006 tốt nghiệp Đại học Kinh tế và Chính trị Luân Đôn, Anh Quốc, Nguyễn Tuấn Anh tiếp tục được đài thọ suất học thạc sĩ tại Đại học Nottingham rồi về nước lập gia đình cùng Hoàng Minh Thủy và bắt đầu cùng bố Nguyễn Hòa Bình xây dựng sự nghiệp kinh tế ở quê nhà Quảng Ngãi.
Năm 2018, Tuấn Anh lấy bằng tiến sỹ ngành Tài chính Ngân hàng sau khi bảo vệ luận án ở Đại học kinh tế Hà nội.
Điểm rơi thuận lợi của Nguyễn Tuấn Anh là cùng thời gian bắt đầu khởi nghiệp, bố Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (tháng 5/2008), cũng như Vũ Chí Hùng con rể PTT Nguyễn Xuân Phúc, chỉ với hai bàn tay trắng và “vốn” chính trị của bố Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Tuấn Anh lập tức mở hàng loạt các công ty đầu tư tại tỉnh nhà Quảng Ngãi, thế là “tự nhiên” hàng loạt các dự án lớn rơi vào tay gia đình ông Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình.Điểm lợi hại của cha con ông Nguyễn Hòa Bình là không trực tiếp đứng tên doanh nghiệp nào, mà tất cả được quản lý bởi những người thân tín bên gia đình sui gia – ông họa sĩ Hoàng Đăng Định (bố ruột Hoàng Minh Thủy – vợ Nguyễn Tuấn Anh).
2- Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”
Năm 2015, cả hai dự án Khu liên hợp bến xe Quảng Ngãi và Khu đô thị An Phú Sinh được tỉnh Quảng Ngãi đều bị Thanh tra Chính phủ vạch ra sai phạm vì giao đất không đúng quy hoạch. Nhưng công cuộc chống tham nhũng có lẽ chỉ làm cho có với vài bài báo kẻ tẻ rồi im luôn, bởi thế và lực của ông Nguyễn Hòa Bình vẫn đang lên như diều gặp gió.
Về danh nghĩa, Công ty TNHH MTV Bất động sản Thiên Bút có chủ sở hữu là Công ty CP Đầu tư TAG, nhưng trụ sở đặt tại 97 khu dân cư Bà Triệu, TP Quảng Ngãi. Cả hai công ty này đều có địa chỉ trụ sở trùng với địa chỉ của Công ty CP Đầu tư Thiên Ấn. Nhưng đó cũng chưa phải là điều kỳ lạ nhất.
“Điều kỳ lạ nhất, là Công ty CP Đầu tư TAG – “mẹ” của Công ty Thiên Bút – cũng chỉ mới thành lập trước đó có… 4 ngày. Đăng ký kinh doanh của Công ty CP Đầu tư TAG ghi ngày thành lập là 25/4/2011, trong khi Công ty Thiên Bút thành lập ngày 29/4/2011.
Chưa hết, Công ty CP Đầu tư TAG có vốn điều lệ rất khiêm tốn, chỉ 7,2 tỷ đồng. Trong đó, công ty CP Đầu tư Thiên Ân góp 3 tỷ 528 triệu đồng, và cá nhân Hoàng Minh Thủy – người năm vị trí Tổng giám đốc – góp 2%.
Cần lưu ý, Tổng giám đốc Hoàng Minh Thủy có hộ khẩu thường trú tại 352 tổ 47 Láng Thượng (TP Hà Nội), và là con của ông Hoàng Đăng Định, bà Nguyễn Thị Hằng – những chủ nhân của Công ty CP Đầu tư Thiên Ấn với dự án Khu liên hợp bến xe Quảng Ngãi.
Như vậy, bằng cách tổ chức hệ thống doanh nghiệp tới cấp “bà và cháu”, gia đình ông Hoàng Đăng Định, bà Nguyễn Thị Hằng đã thần tốc được giao 2 dự án nhất nhì thành phố Quảng Ngãi, thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Phần vốn góp lớn nhất trong hệ thống doanh nghiệp của gia đình này, là một pháp nhân đến từ Singapore – một thiên đường thuế. Đó là điều chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
Sau khi được vị trí Bí thư tỉnh ủy, một mặt ông Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo UBND Tỉnh Quảng Ngãi “tung” ra nhiều dự án bất động sản mời gọi đầu tư, mặt khác thì chỉ đạo con trai Nguyễn Tuấn Anh chuẩn bị “hứng” các dự án này. Cụ thể, ngày 29/3/2011, ông Nguyễn Hòa Bình đã ban hành thông báo số 108-TB/TU về việc triển khai dự án trên lô đất rộng 42,64ha thuộc phường Nghĩa Chánh và xã Nghĩa Dõng – trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Đúng 1 tháng sau, ngày 29/4/2011, con trai Nguyễn Tuấn Anh mở công ty Thiên Bút, và chỉ hơn 1 tháng sau nữa, ngày 09/6/2011 Thiên Bút đã được UBND Tỉnh Quảng Ngãi vội vàng cấp giấy CNĐT số 34121000097 để thực hiện dự án phát triển “Khu đô thị An Phú Sinh” tại lô đất trên với tổng vốn lên tới 972 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Thiên Bút cũng chỉ có 6 tỷ đồng, phần còn lại là vốn huy động (?!)
Hiện nay, dân oan kéo về TW khiếu kiện vì mất đất, mất ruộng, một số báo chí lên tiếng nhưng rồi cũng dần bị lãng quên. Trong khi chính quyền tỉnh đe dọa sẽ thu hồi 23 dự án chậm tiến độ nhưng kỳ lạ là lại ưu ái kêu gọi đầu tư cho 2 dự án chậm tới 3-4 năm của gia đình nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình ?
Một sự thật khôi hài, vì tham lam muốn làm cả hai dự án quá lớn so với năng lực thực sự nên gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đã bị “mắc nghẹn”, nhưng vì “vốn chính trị” quá lớn nên được Quảng Ngãi đặc cách, song song với việc chủ động kêu gọi đầu tư cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, thì chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xé lẻ cấp sổ đỏ cho từng khu đất thuộc 2 dự án trên để biến thành tài sản riêng của gia đình. Gần đây nhất, ngày 27/12/2014, UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định số 6058/UBND-CNXD:
Từ các dự án đầu tư gần như không vốn, các lô đất tại trung tâm Tp. Quảng Ngãi được chính quyền xé lẻ, lần lượt cấp cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình một cách rất hợp pháp bằng quyết định số 6058/UBND-CNXD.
Như vậy, theo quyết định này:
– Nộp ngân sách 1,18 tỷ đồng, Thiên Ấn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 3.346m2 thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”.
– Nộp ngân sách 11,12 tỷ đồng, Thiên Bút cũng được cấp sổ đỏ cho phần đất rộng 22.416m2 thuộc dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”.
Cả 02 lô đất trên đã được Nguyễn Tuấn Anh phân lô, bán nền, cụ thể:
– Khu đất thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 173 lô, gồm các khu: N1.1 (26 lô), trị giá 19 tỷ; N1.2 (70 lô), trị giá 51,4 tỷ; N1.3 (35 lô), trị giá 36,9 tỷ; N1.4 (32 lô), trị giá 29,6 tỷ và N1.5 (10 lô) trị giá 5,6 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 142,6 tỷ đồng. Như vậy, riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 141,82 tỷ đồng.
– Khu đất thuộc dự án “Khu Đô thị An Phú Sinh”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 254 lô, gồm các khu: N1.1 (33 lô), trị giá 34,7 tỷ; N1.2 (40 lô), trị giá 52 tỷ; N1.3 (16 lô), trị giá 8,9 tỷ; N1.4 (8 lô), trị giá 5,4 tỷ; N1.5 (5 lô), trị giá 3 tỷ; N1.13 (36 lô), trị giá 21,2 tỷ; N1.15 (34 lô), trị giá 22,7 tỷ; N2.13 (4 lô), trị giá 6 tỷ; N3.33 (12 lô), trị giá 8,3 tỷ; N3.34 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.35 (12 lô), trị giá 8,7 tỷ; N3.36 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.37 (12 lô), trị giá 3,7 tỷ; N3.39 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ và N3.40 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 207,39 tỷ đồng. Riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 196,27 tỷ đồng.
Như vậy, với riêng quyết định này của UBND Tỉnh Quảng Ngãi, gia đình ông nguyên Bí thư Nguyễn Hòa Bình xem như đã cướp không đất của tỉnh nhà (nói cho đúng là cướp không đất của người nghèo) để phân lô, rao bán ra ngoài với danh nghĩa các công ty đầu tư Thiên Ấn, Thiên Bút thu lợi bất chính tới 337.69 tỷ đồng. Cứ theo đà xé lẻ cấp sổ đỏ “hợp pháp” như thế thì sau khi “làm thịt” xong 2 dự án trên, gia đình ông Chánh Án Nguyễn Hòa Bình vơ vét được từ vùng đất quê nhà vốn được xem là tỉnh nghèo này lên tới con số nghìn tỷ âu cũng là chuyện đương nhiên.
Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)