Ông Nguyễn Duy Ngọc đã vào Bộ Chính trị. Ông Vũ Hồng Văn đã về làm Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai, ghế Ủy viên Trung ương xem như đã nắm chắc. Rất có thể, tại Hội nghị Trung ương tới đây, ông Văn sẽ trở thành Ủy viên Trung ương Đảng. Tại Đại hội 14, có thể ông sẽ vào Bộ Chính trị, và được bố trí một vị trí trọng yếu trong Ban bí thư.
Cùng với ông Nguyễn Duy Ngọc, ông Tô Lâm đang dần công an hóa Ban Bí thư.
Sinh thời ông Nguyễn Phú Trọng, có 2 tướng quân đội trong Ban Bí thư, nay chỉ còn ông Nguyễn Trọng Nghĩa. Sau khi ông Trọng qua đời, những nhân sự thân cận với ông trong Ban Bí thư đã dần bị thay thế. Ban đầu là bà Bùi Thị Minh Hoài rời Ban, tiếp theo là ông Lương Cường, rồi đến ông Nguyễn Hòa Bình.
Giờ đây, nhân sự do ông Trọng để lại trong Ban này còn 4 nhân vật: Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, và Nguyễn Xuân Thắng. Khả năng cao, họ sẽ lần lượt bị thay thế từ nay đến Đại hội 14, nhường chỗ cho lính ruột của ông Tô Lâm.
Ngày 23/1, tại Văn phòng Trung ương Đảng, ông Tô Lâm tổ chức lễ công bố quyết định trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Đinh Thế Huynh. Được biết, ông Huynh là một trong 3 tội đồ, có âm mưu tạo phản đối với ông Trọng. Hai người còn lại tham gia vào âm mưu này là ông Trần Đại Quang và ông Đinh La Thăng. Năm 2018, ông Huynh bất ngờ bị cho về hưu. Nguồn tin sau đó cho biết, ông bị ông Trọng giam lỏng tại tư gia.
Như vậy, việc tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Huynh, cùng với việc tặng Huân chương Sao vàng cho ông Nguyễn Tấn Dũng, là thái độ rõ ràng của ông Tô Lâm đối với người tiền nhiệm. Bề ngoài, ông Tô Lâm vẫn tỏ ra tôn kính ông Trọng, qua việc thắp nhang tưởng nhớ ông tại nhà riêng, trong dịp Tết Nguyên đán. Nhưng thực chất, ông xoá bỏ hầu hết các di sản của ông Trọng, trừ “cái lò” đốt tham nhũng.
Lên Tổng Bí thư chưa lâu, nhưng ông Tô Lâm đã cho thấy sự mạnh tay thái quá. Rõ ràng, ông vừa đặt mục tiêu trị dân, vừa đặt mục tiêu trị Đảng.
Nếu vì một xã hội an ninh trật tự, mà làm ra các luật định nghiêm khắc, thì đấy là điều tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, các chính sách được ông Tô Lâm đưa ra, ví dụ Nghị định 168, hoàn toàn không vì một xã hội trật tự, mà chỉ tạo ra một xã hội rối loạn, hoang mang, lưu thông tắc nghẽn, kinh tế khốn đốn. Kẻ được lợi duy nhất trong các chính sách này là công an. Giá mãi lộ đã tăng hàng chục lần, khiến người dân hết đường sống.
Đối với người dân, rõ ràng, ông Tô Lâm đang siết chặt thòng lọng. Đối với Đảng, thì ông cũng áp dụng chính sách Công an trị hà khắc. Kỳ họp bất thường của Trung ương Đảng mới đây, với thắng lợi to lớn của phe Hưng Yên, qua việc ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị và ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư, cho thấy, phe Tô Lâm quá mạnh so với những phe còn lại.
Một khi không còn thế lực nào ngăn cản, ông Tô Lâm sẽ dễ dàng áp dụng chính sách Công an trị hà khắc hơn lên toàn Đảng. Bộ Công an sẽ là nơi ươm mầm nhân sự cho ông Tô Lâm sử dụng. Nếu không có thế lực nào cản đường, tương lai, các vị trí quan trọng trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và thậm chí cả trong Bộ Quốc phòng, đều do người Hưng Yên nắm giữ.
Những việc ông Tô Lâm đã làm cho thấy, ông không màng tới nguyện vọng của dân. Bản thân ông thích dùng người Hưng Yên và hạn chế dùng người tỉnh khác. Ông cũng ra những chính sách chỉ đem lại lợi ích cho phe nhóm của ông, như Nghị định 168 làm lợi cho công an. Ông đã dùng 100 triệu dân để làm lợi cho lính của ông, thì việc dùng 5 triệu đảng viên để làm lợi cho nhóm Hưng Yên, là khả năng có thể xảy ra.
Sau những bước đi đầu tiên mang tính mị dân, giờ đây, ông Tô Lâm đang dần ngửa bài. Một Tô Lâm bạo tàn đang dần hé lộ.
Trần Chương – Thoibao.de