Chủ trương “Kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư Tô Lâm, ai là người được hưởng lợi?

Sau khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 8/2024, ông Tô Lâm đã tuyên bố khởi xướng cái gọi là “Kỷ nguyên mới”, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, theo xu hướng phát triển của các quốc gia văn minh tiến bộ.

Theo truyền thông nhà nước, sau khi “kỷ nguyên mới” của Việt Nam được hoàn tất vào năm 2045, tức là còn 20 năm nữa, người dân sẽ được hưởng cuộc sống có chất lượng, thu nhập tăng và được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và hạ tầng tốt hơn hiện nay nhiều lần.
Để đạt được điều này, ông Tô Lâm đã kêu gọi đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, tận dụng các lợi thế hiện có để thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của đất nước. Trên cơ sở, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm đột phá.
Có những đánh giá cho rằng, chủ trương kỷ nguyên mới do ông Tô Lâm đưa ra theo “xu hướng phát triển của các nước phương Tây”, là điều không phù hợp với đường lối xã hội chủ nghĩa của Đảng. Do đó, đã bị phản đối từ số đông các lãnh đạo cao cấp trong Đảng, đặc biệt là giới chức các tướng lĩnh trong quân đội.
Khác với phản ứng đón nhận hồ hởi của công luận ban đầu, cho đến nay, đặc biệt kể từ khi Nghị định 168 được ban hành, đại đa số dân chúng ở Việt Nam đã không chỉ “lắc đầu”, mà còn phải “lè lưỡi” do khiếp sợ.
Trên mạng xã hội, đã có một số đông đặt câu hỏi, “Kỷ nguyên mới” của ông Tô Lâm mở đầu đã hành dân như thế này ư? Tại sao “Kỷ nguyên mới” lại bắt đầu bằng một quyết định hành hạ và hút máu người dân không thương tiếc như thế? Quan trọng hơn, kỷ nguyên mới của Tổng Bí thư Tô Lâm cho ai được thực sự hưởng lợi, hay làm lợi cho ai?

Không ít các ý kiến nhận thấy rằng, thực tế đã cho thấy, gia đình cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của phe Hưng Yên được hưởng lợi đầu tiên, ngay khi cái gọi là kỷ nguyên mới vẫn chưa chính thức bắt đầu.
Cụ thể, vào ngày 20/1, ông Nguyễn Tấn Dũng được trao tặng Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam, từ Tổng Bí thư Tô Lâm. Ngay sau đó, “cậu 2” Nguyễn Thanh Nghị – con trai ông Ba Dũng, được chỉ định là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, để chuẩn bị leo lên chức Bí thư Thành ủy với phần thưởng là Uỷ viên Bộ Chính trị.
Việc này được xem như một thông điệp gửi đến các đối thủ chính trị, thể hiện sự củng cố quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.
Ngoài ra, ông Tô Lâm là người quê ở Hưng Yên. Ngay sau khi lên nắm quyền Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đã thực hiện các bước đi nhằm củng cố thế lực của phe Hưng Yên như đã thấy. Ông đã thay thế một số vị trí quan trọng trong Bộ Công an bằng những người cùng quê, tạo điều kiện cho phe Hưng Yên gia tăng ảnh hưởng trong bộ máy chính trị.
Như vậy, có thể thấy vai trò ông Ba Dũng và Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những bước đi chiến lược, nhằm củng cố quyền lực trước khi “Kỷ nguyên mới” chính thức bắt đầu. Còn số đông người dân sẽ tiếp tục “mỏi cổ” mong chờ thêm 20 năm nữa chưa biết sẽ được mất ra sao?

Bài học trước đây, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từng tuyên bố đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại nhưng đã thất bại. Tuy nhiên, đến nay, Tổng Bí thư Đảng Tô Lâm lại hùng hồn tuyên bố quyết tâm phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành nước phát triển.
Phải chăng các lãnh đạo hàng đầu của Việt nam là những người thích đùa. Họ thường dùng kiểu nói giỡn chơi, đưa người dân “đi vào rừng mơ bắt con tưởng bở”. Trên thực tế, đã có quá nhiều bài học cho thấy, lãnh đạo Việt Nam nói nhưng không làm được.

Trà My – Thoibao.de