Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, do ông Trần Hồng Hà ký, ban hành ngày 26/12/2024 là một nghị định gây hoang mang xã hội, gây phẫn nộ trong dân, làm khốn đốn nền kinh tế. Đặc biệt, nghị định này ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán của người dân những ngày giáp Tết.
Nghị định 168 được xem là sự đãi ngộ của Tổng Bí thư Tô Lâm đối với ngành công an. Đây là cách mà ông Tô Lâm trả công cho lính của ông, vì đã tận tụy giúp ông kiếm tiền và củng cố quyền lực. Nghị định này đang tàn phá sức dân, đập nát nền kinh tế đất nước, chỉ để đem lại lợi ích cho ngành công an. Nó không khác gì một công cụ, để hợp pháp hoá hành động ăn cướp của công an.
Nghị định này được Bộ Công an soạn thảo, Bộ trưởng Lương Tam Quang đề xuất Chính phủ ký ban hành. Như vậy, thầy trò Tô Lâm – Lương Tam Quang muốn đẩy việc hợp pháp hoá cho hành động “ăn cướp” sang Chính phủ, chủ yếu là gài cho Thủ tướng Phạm Minh Chính dính bẫy. Vì lợi ích thì công an hưởng, nhưng trách nhiệm thì ông Chính phải gánh chịu. Có lẽ, 2 nhân vật lớn người Hưng Yên đã lường trước việc Nghị định này sẽ gây phẫn nộ trong dân, nên sớm “đánh bùn sang ao”. Nếu rủi ro, khi bị toàn xã hội phản đối, thì họ – kẻ chủ mưu, lại không phải chịu trách nhiệm gì.
Tuy nhiên, khi cấp trưởng đánh hơi thấy mùi chẳng lành trong các văn bản phải ban hành, thì họ sẽ đẩy cho cấp phó ký, để khi xảy ra vấn đề, thì cấp phó chịu tội thay. Từ địa phương đến Trung ương, các “đồng chí” Cộng sản luôn đối xử với nhau như thế. Ông có quyền lớn thì giành miếng ăn ngon, nhưng lại né tránh trách nhiệm, và đẩy trách nhiệm cho cấp dưới.
Nghị định 168 lại một lần nữa cho thấy, Phạm Minh Chính là một nhân vật cáo già trên chính trường. Một bộ văn bản dưới luật rất đồ sộ, được Lương Tam Quang trình lên, lẽ ra, ông Chính là người ký, nhưng ông lại đẩy cho cấp phó là ông Trần Hồng Hà ký thay. Và có lẽ, trong trường hợp này, ông Hà không thể kháng lệnh cấp trên.
Sau khi áp dụng “Nghị định ăn cướp” này, sự phẫn nộ của người dân cứ leo thang từng ngày. Trước đây, Sài Gòn chỉ kẹt xe trong giờ cao điểm, nay lại kẹt xe hầu như cả ngày. Trước đây chỉ kẹt xe tại những điểm nóng, nay gần như kẹt toàn thành phố. Sự thiệt hại kinh tế là không thể cân đo đong đếm được. Rất có thể, Nghị định này sẽ phải dỡ bỏ, vì áp lực xã hội. Mặc dù hiện nay, chính quyền đang cố chống lại ý dân, nhưng xem ra, khó có thể duy trì Nghị định này lâu dài được.
Người dân đều biết, Nghị định 168 là sản phẩm của Tô Lâm và Lương Tam Quang. Tuy nhiên, nếu bị buộc phải có người chịu trách nhiệm, thì người đầu tiên lại là ông Trần Hồng Hà. Bởi chính ông Hà đã ký ban hành Nghị định này. Cho nên, có thể thấy, ông Hà đang dính bẫy, mà oái ăm thay, cái bẫy này do Tô Lâm gài Phạm Minh Chính, rồi Phạm Minh Chính đem đặt ngay trước cửa nhà Trần Hồng Hà, để né tránh trách nhiệm.
Điều đáng nói là, việc ban hành Nghị định này là trái luật. Bởi luật quy định, ít nhất phải sau 45 ngày kể từ ngày ký, Nghị định mới có hiệu lực. Nhưng Nghị định 168 lại có hiệu lực chỉ sau 5 ngày được ký. Vì áp lực của Bộ Công an quá lớn, có lẽ, ông Trần Hồng Hà hoảng sợ mà ký bừa, nên không để ý là đã dính bẫy nghiêm trọng. Dù báo chí nô bộc có bao biện là áp dụng “trường hợp đặc biệt”, nhưng ai cũng biết đó chỉ là cách để chống chế.
Lỡ ký vào Nghị định 168, xem như, ông Trần Hồng Hà đã “sập bẫy”. Giờ đây, ông có thể bị chủ bẫy “thịt” bất cứ lúc nào. Đại hội 14 gần kề, liệu ông Trần Hồng Hà có thoát hiểm? Đợi xem diễn biến tiếp theo.
Thái Hà – Thoibao.de