Hoa Huệ “đực” đã tự thú, “hoa Tràm” là hoa của Chủ tịch Quốc hội?

Ngày 9/4, báo VietnamNet đăng bài thơ “Lặng lẽ hoa tràm”. Đây chỉ là một bài thơ vô thưởng vô phạt, không ám chỉ ai, và lại càng không liên quan đến chính trị. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là báo VietnamNet sau đó lại cho gỡ bài thơ này khỏi trang web. Lẽ ra, không ai chú ý đến bài thơ này, nhưng vì nó bị gỡ, nên mới được cộng đồng mạng thổi bùng lên.

Sau khi ông Võ Văn Thưởng bị đánh ngã ngựa, tin tức nội bộ cho thấy, người tiếp theo có thể bị ông Tô Lâm tấn công, chính là ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Tin tức nội bộ cho biết, khi ông Phan Đình Trạc nhảy vào muốn tranh ghế Bộ trưởng Bộ Công an, để loại đàn em Hưng Yên của Tô Lâm, thì mạng xã hội nổi lên tin đồn ca sĩ Hương Tràm đi Mỹ, sinh con cho ông Chủ tịch Quốc hội.

Tin đồn vốn không rõ nguồn và không khả tín. Tuy nhiên, việc tin đồn nổi lên cùng lúc với người bị dính tin đồn đang trong vòng đấu quyền lực ở cung đình, thì lại trở thành “tin khả tín”. Bởi người dân đã quá rành cách lợi dụng mạng xã hội để đánh hạ uy tín lẫn nhau, của các “đại thần” trong triều đình Cộng sản lâu nay.

Trở lại chuyện báo VietnamNet rút bài thơ “Lặng lẽ hoa tràm”, cho thấy, đây là sự bất thường. Nhiều người cho rằng, bài thơ này ám chỉ ông Vương Đình Huệ, bởi trước khi bài thơ lên báo, mạng xã hội đã bùng tin ca sĩ Hương Tràm sinh con cho ông Huệ. Việc rút bài thơ được xem là do ông Huệ “có tật giật mình”. Nếu không làm gì sai, tại sao phải chỉ đạo báo chí rút bài?

Người Cộng sản làm bao nhiêu chuyện vi phạm pháp luật, bao nhiêu chuyện vi phạm đạo đức, nên họ rất sợ báo chí và tin đồn. Trong lòng chứa bao nhiêu tội lỗi nên chỉ nhìn chiếc lá đung đưa, cũng nghĩ có kẻ đang “ám toán” mình. Nếu không làm gì sai, những tin đồn vô căn cứ bùng lên rồi sẽ tự tắt, không cần phản ứng. Phản ứng thái quá của người tự cho là có liên quan, lại gián tiếp khẳng định với xã hội rằng, chính mình “có tật” nên mới giật mình.

Cũng có ý kiến cho rằng, có thể, việc cho báo đăng bài thơ trên là một hành động ám chỉ. Tuy nhiên, ý kiến này không thuyết phục, bởi nội dung bài thơ hoàn toàn không có ý ám chỉ gì cả. Nếu Tuyên giáo không chỉ đạo cho rút bài, thì người dân đã không để ý đến bài thơ này.

Hiện nay, Vương Đình Huệ đang bị Tô Lâm đánh rất “rát”. Còn ông Chủ tịch Quốc hội thì chỉ giữ thế phòng thủ, và cố gắng tìm kiếm hậu thuẫn từ bên ngoài. Có thể, vì áp lực lớn như thế nên ông Chủ tịch Quốc hội nhìn đâu cũng cho là kẻ thù đang tấn công mình chăng?

Cung đình đang loạn, Tô Lâm tấn công mạnh mẽ vào Vương Đình Huệ, triệt để phá huỷ dự định truyền ngôi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trước mắt, ông Vương Đình Huệ chỉ có thể vận dụng hết lợi thế đang có, để bảo vệ con đường quyền lực của mình.

Ông Huệ vốn được xem là kẻ chuyên “núp lùm”, đợi đến tàn cuộc rồi mới nhảy ra hưởng chiến lợi phẩm. Nhưng xem ra, lần này, chính Tô Lâm buộc Vương Đình Huệ phải nhảy ra khỏi lùm để trực chiến, không thể trốn chạy được nữa.

Trong thế buộc phải chiến với Tô Lâm, nếu ông Huệ vẫn giữ tâm thức của kẻ “chết nhát”, nhìn gì cũng phát hoảng, thì ông Vương Đình Huệ đã thua Tô Lâm về tinh thần chiến đấu. Một người nhìn gì cũng phát hoảng, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, là tâm thế của kẻ hèn nhát, chỉ biết “sợ” mà không biết xông pha trận mạc.

Cuộc chiến giữa Tô Lâm và Vương Đình Huệ vẫn còn ở phía trước. Tô Lâm đang sử dụng hết những lá bài ông có, để đánh ngã trụ Chủ tịch Quốc hội, hoặc chí ít là buộc ông Huệ phải thoái lui khỏi cuộc tranh hùng tranh bá sắp tới.

Đợi xem, Vương Đình Huệ sẽ đối đầu Tô Lâm thế nào trong thời gian tới.

 

Trần Chương – Thoibao.de