Trước đây, người ta chú ý tới cuộc đấu giữa phe Thủ tướng Phạm Minh Chính với phe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Bởi, ai cũng nghĩ, đối thủ lớn nhất của Vương Đình Huệ là Phạm Minh Chính. Hơn nữa, ở cuối nhiệm kỳ trước, ông Huệ tràn đầy hy vọng nắm ghế Thủ tướng, bởi ông từng có đến 4 năm làm Phó Thủ tướng, trước khi làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Vậy mà, ông Huệ lại thua ông Chính ở giờ phút quyết định.
Bất ngờ, ông Tô Lâm tạo phản đánh vào phe lò của ông Tổng Bí thư. Việc hạ bệ Võ Văn Thưởng chỉ là bước đầu tiên, bước tiếp theo là chặn đứng con đường tiến lên ghế Tổng Bí thư của Vương Đình Huệ. Lâu nay, ông Tổng xem Tô Lâm như là thanh kiếm của phe lò. Tô Lâm được sử dụng, vừa để bảo vệ Nguyễn Phú Trọng, vừa để đe dọa các phe khác. Thế nhưng, giờ đây Tô Lâm lại “trở cờ”, khiến cho vũ khí lợi hại nhất của ông Tổng không còn nữa.
Có người đánh giá rằng, hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng đang gặp nguy hiểm. Mối nguy này không đến từ kẻ thù, mà đến từ chính thuộc hạ cũ của ông.
Tô Lâm được đánh giá là một người đầy nguy hiểm, một khi đã ra tay là rất tàn bạo, không kiêng dè gì ai. Không loại trừ khả năng, Tô Lâm sẽ hạ luôn ông Tổng trước Đại hội 13, để ông không còn cơ hội tiến cử Vương Đình Huệ.
Chuyến đi của ông Vương Đình Huệ đến Bắc Kinh, được xem là chuyến đi rất dài ngày, từ ngày 7/4 đến ngày 12/4, đến 6 ngày. Có người đùa rằng, chẳng lẽ, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phái Vương Đình Huệ đi cầu viện Tập Cận Bình. Chuyến đi dài ngày này, có thể, ông Trọng phái Vương Đình Huệ sang Bắc Kinh để cố nài nỉ Tập Cận Bình tiếp tục ủng hộ ông?
Tuy chỉ là nhận xét hài hước, có tính châm biếm, nhưng rõ ràng, đây cũng là một đánh giá đáng chú ý, bởi hai yếu tố. Thứ nhất, thế của Tổng Trọng đang suy yếu, bị Tô Lâm hạn chế, và hai là, chưa có một vị đứng đầu Quốc hội nào đi thăm một nước khác mà lâu đến thế. Hầu hết chỉ thăm khoảng 2 ngày là kết thúc. Với chuyến đi 6 ngày, thường là đi nhiều nước, chứ hiếm khi chỉ đi thăm một nước mà lâu đến thế.
Hiện nay, số phận chính trị của Vương Đình Huệ và Nguyễn Phú Trọng, xem như đã cột chặt vào nhau. Nếu Tô Lâm truất phế được Nguyễn Phú Trọng trước Đại hội 14, đồng nghĩa là cơ hội cho Vương Đình Huệ cũng đã kết thúc. Dù muốn hay không, Vương Đình Huệ cũng phải hết lòng phục vụ Nguyễn Phú Trọng, để cứu lấy sự nghiệp chính trị cho chính mình.
Nếu Bộ Công an mà rơi vào tay nhóm Hưng Yên, thì xem như, số phận ông Trọng sẽ nằm trong tay của Tô Lâm? Một khi Tô Lâm đã ra mặt tạo phản, thì rất có thể, ông ta sẽ đạp lên trên những quy định của Đảng, dùng nó để khống chế ông Tổng. Việc ngăn chặn ông Nguyễn Phú Trọng giới thiệu Vương Đình Huệ vào ghế Tổng Bí thư, là mục đích sống còn của Tô Lâm trong khoảng 20 tháng tơi đây.
Ngày 6/4, tờ VietnamNet có bài viết, “Trung Quốc mong chờ, coi trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ”. Đây chính là cách mà Ban Tuyên giáo che đậy, về sự mong chờ của cả ông Tổng và ông Huệ đối với chuyến đi này. Cả 2 mong chờ, Tập Cận Bình sẽ tiếp tục ủng hộ ông Trọng, và có thể là sự ủng hộ dành ông Vương Đình Huệ. Cách che đậy của Tuyên giáo, giống như “lạy ông tôi ở bụi này”. Mặt khác, rất dễ phát hiện ra, mong muốn của nhóm bị Tô Lâm làm phản.
Điều đáng nói là, Tô Lâm cũng là người tỏ ra thuần phục “thiên triều”. Cũng chính Tô Lâm – người đã chỉ đạo công tác an ninh trong chuyến thăm Tổng thống Mỹ vào giữa tháng 9/2023, nhanh nhảu đi sang Trung Quốc “báo cáo” cho “thiên triều” để tỏ lòng “trung thành”. Thậm chí, có người còn cho rằng, Tô Lâm đã nghiên cứu rất kỹ cơn khát của Tập Cận Bình và “mang nước giải khát” sang co Tập uống ngay.
Cả phe phản và phe bị phản đều cầu viện Tập. Tập chọn ai vẫn chưa biết. Hãy chờ diễn biến tiếp theo.
Hoàng Phúc – Thoibao.de