Tô vung tay nhám nhúa hốt tội N. Văn Bình đổ cho T. Mỹ Lan!
Tại phiên ngày 11/3, bà Trương Mỹ Lan đã bật khóc khi Hội đồng Xét xử đề cấp đến việc bà thâu tóm Ngân hàng SCB, với 91,5% cổ phần.
Cáo trạng xác nhận, tính đến tháng 10/2022, thông qua 27 pháp nhân và cá nhân, bà Trương Mỹ Lan đã sở hữu 91,5% cổ phần của SCB. Thế nhưng, trả lời tại tòa, bà Lan đã phản cung, và nói rằng: “cả gia đình tôi nắm giữ dưới 15%”.
Chủ tọa phiên tòa hỏi: “Thế bạn bè của bị cáo nắm giữ tổng cộng là bao nhiêu phần trăm cổ phần?”.
Bà Lan nói: “ở nước ngoài là khoảng 30%. Rồi còn ở Việt Nam, thì bạn bè cũng phải trên 30%”.
Chủ tọa hỏi tiếp: “Thế tổng cộng giữa bị cáo, gia đình và bạn bè nắm bao nhiêu phần trăm?”.
Bà Trương Mỹ Lan đáp: “chưa có thống kê”.
Đây là một trong các điều bất thường của vụ án này, khi lời khai trong hồ sơ điều tra lại không khớp với những gì mà bà Trương Mỹ Lan khai trước tòa.
Còn nữa, thời điểm chính xác mà bà Trương Mỹ Lan bị bắt, lời khai của bà Lan trước toà và trong cáo trạng cũng không khớp nhau. Bà Lan khai bị bắt vào ngày 6/10/2022, lúc đang ở ngoài đường, còn trong cáo trạng lại ghi bà bị bắt ngày 8/10/2022, khi đang ở nhà.
Phản cung, phủ nhận lời khai trước đó, là chuyện bình thường của một bị cáo. Bất kỳ bị cáo nào cũng có quyền làm như vậy khi ra tòa, để bảo vệ chính mình.
Ở Việt Nam, người ta thường nói “án tại hồ sơ”, nên cáo trạng là cơ sở buộc tội, còn tranh luận tại tòa bị xem nhẹ. Tư pháp mệnh lệnh là như thế, không cho bị cáo cơ hội nào, bởi đơn giản, bị cáo không thể chống lại 3 cơ quan tố tụng, khi họ toa rập với nhau như ở Việt Nam.
Khi cơ quan điều tra đã làm án, thì hầu hết các trường hợp, viện kiểm sát và tòa án cũng thuận theo. Đặc biệt là, trong các vụ án được Đảng chỉ đạo, thì sự toa rập của 3 cơ quan tố tụng hiện ra rất rõ.
Vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ án được Trung ương chỉ đạo, mà đặc biệt, là vai trò “chủ lò” của ông Tổng Bí thư. Ngay từ đầu, khi vụ án này bị khui ra, vai trò của thế lực giúp đỡ bà Trương Mỹ Lan thâu tóm hàng loạt đất vàng tại trung tâm Sài Gòn, đã bị bỏ qua. Nếu không có Hai Nhật – Lê Thanh Hải giúp đỡ trong nhiều năm, thì đã không có một “bà trùm” Trương Mỹ Lan. Thế rồi, không hiểu sao, Trung ương Đảng lại quyết định bỏ qua cho các nhân vật bảo kê cho Trương Mỹ Lan.
Hơn nữa, Lê Thanh Hải không phải là thế lực duy nhất nâng đỡ Vạn Thịnh Phát, mà còn có nhân vật khác. Người này phải ở vị trí đứng đầu Ngân hàng Nhà nước. Và chính nhờ sự giúp sức của vị quan chức này, Trương Mỹ Lan mới có thể rút ruột SCB số tiền lên đến 1 triệu tỷ đồng.
Việc 3 ngân hàng, gồm Ngân hàng Đệ Nhất, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, và Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũ, hợp nhất, là chủ trương cải tổ ngành ngân hàng, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào đầu năm 2012. Trong đó, có việc mua lại ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng.
Bà Trương Mỹ Lan khai, một số lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã động viên, và nhờ đích danh bà đứng ra giúp đỡ việc hợp nhất ngân hàng, vì bà “là người có tiếng nói và uy tín”.
Như vậy, chính Ngân hàng Nhà nước nhờ bà Lan, kêu gọi bạn bè, nhà đầu tư trong và ngoài nước, để nhóm của bà Lan nắm giữ số cổ phần trên 65%, thì việc hợp nhất mới thành công.
Vậy, để bà Lan thâu tóm SCB và rút tiền từ ngân hàng này, cái sai thuộc về lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước. Dù bà Lan không khai ra tên tuổi, nhưng Nguyễn Văn Bình chính là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016, giai đoạn xảy ra việc hợp nhất 3 ngân hàng kể trên. Ông Bình phải chịu trách nhiệm về SCB. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã bỏ qua ông này và đổ hết tội lỗi cho bà Trương Mỹ Lan.
Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo về chủ trương đánh án, còn cụ thể đánh thế nào là việc của Tô Lâm. Qua vụ án Vạn Thịnh Phát, bàn tay nhám nhúa thao túng vụ án theo ý đồ của Tô Lâm, đang dần hiện rõ.
Trà My – Thoibao.de