Tin đồn Thủ Chính gãy tay, mọi chú ý đổ dồn về Tô Đại!
Những ngày gần đây, mạng xã hội lại rộ lên tin đồn ông Phạm Minh Chính bị “tai nạn” gãy tay khi về Nghệ An ngày 16/2. Nguồn tin cho biết, khi đang đi cùng Bí thư Nghệ An – Thái Thanh Quý, trên một đoạn đường ở tỉnh này, xe chạy thì có một xe máy bất ngờ lao thẳng vào xe của Thủ tướng. Lái xe dừng đột ngột, theo quán tính, Thủ tướng dùng tay chống, nên bị thương phải vào Bệnh viện Nghệ An cấp cứu.
Kết quả, ông Chính bị gãy đầu xương cánh tay.
Không biết nguồn tin này chính xác tới đâu, tuy nhiên, người dân vẫn hồ hởi đón nhận. Nguyên nhân, có thể do dân chúng quá chán ghét chế độ, và luôn trông mong quan chức trị “trừng phạt”. Tương tự lúc có tin đồn về cái chết của Tổng Trọng hồi tháng 12/2023, dù chưa đúng hay sai, nhưng người dân mong chờ nó là sự thật. Đấy là lòng dân.
Giả sử ông Chính thật sự bị tai nạn, thì đấy chính là trường hợp nghiêm trọng. Tại sao một xe máy lại tự dưng lao vào xe Thủ tướng? Xe bảo vệ ở vị trí trước và sau xe của ông Thủ tướng ở đâu? Mô tô cảnh sát ở đâu, tại sao lại để cho xe máy đâm được xe Thủ tướng? Đây là lỗi “bất cẩn” hay lỗi cố ý?… Nói chung, có rất nhiều câu hỏi mà người ta đặt ra với lính của ông Tô Lâm.
Về phía ông Phạm Minh Chính, ông cần có vài hành động để bác bỏ tin đồn, rằng ông không bị tai nạn. Nếu ông Chính không xuất hiện trên truyền hình với cánh tay lành lặn, thì điều đó đồng nghĩa, ông để mặc cho lời đồn tiếp tục lan truyền.
Cuối năm ngoái, khi ông Nguyễn Phú Trọng bị “dính” lời đồn về “chầu Bác”, thì sau đó, tại buổi khai mạc phiên họp bất thường của Quốc hội khóa 15, ông đã xuất hiện trước truyền hình để bác bỏ mọi tin đồn. Tuy ông Trọng không chết như lời đồn, nhưng rõ ràng, việc ông nằm viện vì vấn đề sức khỏe là sự thật. Điều này cũng được hàng loạt tờ báo quốc tế đưa tin. Và hình ảnh ông Trọng xuất hiện trước camera hôm 15/1 cũng cho thấy, sức khỏe của ông rất yếu. Ông phải vất vả để thực hiện những bước đi tiến vào hội trường, và những người xung quanh luôn trong trạng thái sẵn sàng đỡ ông nếu cần.
Đã là lời đồn thì có thể đúng, có thể sai, hoặc có thể đúng một phần. Như lời đồn về sức khoẻ của ông Trọng vào cuối năm ngoái, đấy là một phần sự thật, chứ không phải là lời đồn sai sự thật. Ông Trọng chỉ bị bệnh chứ chưa chết, nhưng do dân quá mong ông chết để khui bia ăn mừng, nên mới khuếch đại tin tức lên.
Cũng lại có những lời đồn rất đúng. Có thể kể ra như tin đồn về bệnh của ông Trần Đại Quang, ông Lê Văn Thành v.v… là chính xác. Tin tức chính thống không bao giờ dám chạm vào những tin thuộc loại “nhạy cảm” này, vì sợ bị trừng phạt, những lúc như vậy, tin đồn trở thành nguồn cung cấp thông tin làm thỏa mãn sự mong đợi của người đọc.
Trước năm 2011, ông Phạm Minh Chính và ông Tô Lâm được xem là hai đối thủ ngang tài ngang sức, bất phân thắng bại trong Bộ Công an. Hai ông này được thăng quân hàm một lượt, được bố trí chức vụ tương đương nhau, trong cùng một thời điểm. Sự khác biệt giữa 2 đối thủ này chỉ xuất hiện khi ông Chính rời Bộ Công an về làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, sau đó làm chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, rồi nhảy ngang qua Chính phủ làm Thủ tướng.
Ở vị trí Thủ tướng, ông Chính là sếp của ông Tô Lâm về mặt nhà nước. Về mặt Đảng, cả 2 đều là Ủy viên Bộ Chính trị, tuy nhiên, ông Chính vẫn được xếp cao hơn, vì ông là một chân trong Tứ Trụ.
Cạnh tranh nhau trong Bộ Chính trị hiện nay rất khốc liệt. Ông Phạm Minh Chính và ông Tô Lâm vốn không ưa nhau, nay Phạm Minh Chính đứng riêng một trụ, còn Tô Lâm thì đầu quân cho Trụ Tổng. Cả ông Phạm Minh Chính và ông Tô Lâm đều có tham vọng chiếm ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới.
Nếu ông Tô Lâm làm Tổng Bí thư, thì tất nhiên, ông an toàn. Nếu ông Vương Đình Huệ làm Tổng Bí thư, Tô Lâm cũng an tâm. Nhưng nếu Phạm Minh Chính làm Tổng Bí thư, mà Tô Lâm về vườn, thì không có gì đảm bảo rằng, Tô Lâm vẫn an toàn. Năm ngoái, từng có một Thượng tướng Quân đội về hưu, nhưng lại mắc căn bệnh “rụng tóc” bí ẩn, rồi qua đời. Đó chính là “bài học” cho Tô Lâm.
Trà My – Thoibao.de