Link Video: https://youtu.be/uVqKOgYaUtw
“Sai một ly, là đi một dặm” – là điều phải hết sức thận trọng đối với những người nổi tiếng, đặc biệt là với các chính khách hay người đứng đầu quốc gia. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam – đang ở trong tình huống sơ suất như vậy.
Đó là câu chuyện liên quan đến một clip của Hãng tin AFP, được Kênh Youtube của Đài Á Châu Tự Do đăng tải, theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nghẹn ngào khi đọc diễn văn trong lễ chiêu đãi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội.
Âm thanh và hình ảnh trong clip cho người xem thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đã nghẹn ngào, trong một tâm trạng xúc động tới mức gần như bật khóc, khi ông nói rằng: “Đồng chí Tập Cận Bình còn trẻ hơn tôi nhiều. Nhưng mà tôi thì cũng đã già rồi, rất muốn gửi gắm và trao trách nhiệm cho thế hệ trẻ…”
Một điều đáng quan tâm, đó là, những thông tin và hình ảnh đó, theo RFA tiết lộ, đã không được truyền thông nhà nước Việt Nam cập nhật và đưa tin, trong các bản tin liên quan tới chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngay lập tức, clip vừa kể được loan truyền trên mạng xã hội với một tốc độ chóng mặt, kèm theo luận điệu của “thế lực thù địch”, khi đặt nghi vấn, “Tổng Trọng nghẹn ngào định khóc trước mặt Tập Cận Bình với ý đồ gì?”
Đã có hàng loạt các ý kiến bình luận xoay quanh câu hỏi vừa kể.
Có ý kiến cho rằng, Tổng Bí thư Trọng tuổi đã cao, sức đã yếu. Đã nửa nhiệm kỳ của Đại hội 13 vẫn chưa hoàn tất được kế hoạch nhân sự “chủ chốt” cho Đại hội 14. Tổng Trọng vì trách nhiệm, cũng như vì sự lo lắng, tận tụy với công việc của Đảng và nhân dân giao phó, nên bật khóc là chuyện bình thường.
Có ý kiến vặn lại, như học giả Trương Nhân Tuấn đã từng đặt vấn đề trước đó: “Vấn đề chuyển giao quyền lực là chuyện nội bộ của Đảng Việt Nam. Người ta chỉ nói chuyện này trong Đảng với nhau, giữa các đảng viên có thẩm quyền trong Ban lãnh đạo Đảng. Tại sao, ông Trọng lại bộc bạch trước một “quốc khách” là Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, như lời tâm sự giữa hai “đồng chí ,anh em” cực kỳ tin cậy”.
Dư luận thấy rằng, câu hỏi vừa kể đã là câu hỏi khó, nhưng để có câu trả lời chính xác và thỏa đáng, có lẽ còn khó hơn.
Theo giới quan sát, trong lúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang gặp những thách thức lớn, cả về vấn đề tham nhũng và về tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam hết sức trì trệ.
Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa 13, trong phiên bế mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên chính thức thông báo, ông sẽ nghỉ khi hết nhiệm kỳ Đại hội 13, với lý do tuổi đã quá cao (82) và đã ngồi tới ba nhiệm kỳ Tổng Bí thư liên tiếp, tại các khóa 11, 12 và 13.
Giới thạo tin khẳng định, Tổng Trọng hoàn toàn hay không bao giờ muốn nghỉ. Lý do, trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 10 năm qua, ông Trọng đã gây quá nhiều thù và cũng chuốc quá lắm oán.
Hơn bao giờ hết, trong lúc này, ông Trọng đã và đang nghĩ tới điều chắc chắn sẽ xảy ra. Và chờ đợi ông Tổng Bí thư trong thời gian tới, đó là quy luật “cá ăn kiến rồi có ngày kiến ăn cá”.
Thậm chí, thế lực “kình địch” trong Đảng không ngần ngại cho rằng, ông Trọng đã và đang cố gắng giữ quan hệ thật tốt với Bắc Kinh, ôm hy vọng rằng, nếu nội bộ Đảng có sự thay đổi lớn, thì Tổng Trọng phải tính đến bước đường cùng, theo chân ông Hoàng Văn Hoan, để sống những ngày cuối đời ở phương Bắc.
Đó là lý do vì sao, theo giới quan sát, Tổng Trọng muốn xây dựng một ê kíp trong Bộ Chính trị, tối thiểu trên 2/3, hoặc đạt 100% của Đại hội 14 tới đây, mà ông vẫn có thể khuynh loát và điều khiển được, sau khi nghỉ hưu. Phải như thế, Tổng Trọng mới ăn ngon, ngủ yên trong những ngày cuối đời.
Trở lại câu hỏi, vì sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, lại xúc động đến mức sắp bật khóc trước mặt Chủ tịch Tập Cận Bình, đang ở trong vai trò quốc khách của Việt Nam?
Có ý kiến cho rằng, ông Trọng muốn ông Tập Cận Bình và Ban lãnh đạo Bắc Kinh giúp lật ngược thế cờ. Để ông Trọng ở lại, tiếp tục nắm chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ tư, vào đầu năm 2026 tới đây. Nhưng có lẽ, đây cũng chỉ là ước muốn của cá nhân ông mà thôi.
Quan trọng là, sau khi nghỉ hưu, chưa chắc ông Trọng đã được yên, thậm chí, có thể chết còn không toàn thây. Cứ nhìn cách mà Tổng Trọng đối xử với cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hay đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính, thì thấy rõ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ sống chết ra sao vào những ngày cuối đời, khi không còn quyền lực.
Hy vọng Trung Quốc và Tập Cận Bình cứu mạng, thì quả là suy nghĩ của một kẻ bán nước.
Trà My
>>> Nhận triệu đô che tỷ đô, vấn đề ở phẩm chất con người đã bị Cộng sản hoá!
>>> Một thiết bị giống máy bay không người lái của Trung Quốc dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
>>> Vì sao Tổng Bí thư Trọng chẳng khác gì Lê Đức Thọ, chẳng qua chưa bị lộ mà thôi?
>>> Đại án Vạn Thịnh Phát, vì sao Tổng Trọng không thể vô can?
“Lòng dân” có phải là yếu tố tác động đến việc đổi từ “vận mệnh chung” thành “chia sẻ tương lai”?