Link Video: https://youtu.be/-XAHBxWkjyE
Ngày 30/11, RFA Tiếng Việt có bài “Nhiều uẩn khúc trong vụ truy nã Lê Quốc Anh vì “tuyên truyền thông tin nhằm chống Nhà nước”’.
RFA cho biết, ông Lê Quốc Anh có lệnh truy nã đặc biệt từ tháng 8, tuy nhiên, báo chí Việt Nam đến cuối tháng 11 mới rầm rộ đưa tin về vụ truy nã thanh niên này.
Báo chí nhà nước trong ngày 28/11, đồng loạt đăng tin truy nã đặc biệt đối với Lê Quốc Anh, 32 tuổi, ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, không cho biết thanh niên này đã có những hành động gì.
RFA dẫn tiết lộ của luật sư Nguyễn Văn Miếng, hiện đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, rằng, ông nhận được lời cầu cứu từ bố của Lê Quốc Anh, với nội dung, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ con ông ở nơi làm việc vào ngày 8/3, và giam giữ nhiều ngày sau đó, mà không thông báo cho gia đình.
Ngày 23/3, luật sư Miếng từ Sài Gòn đến Cơ quan An ninh Điều tra của Công an tỉnh Tiền Giang để hỏi, thì họ phủ nhận và nói không có bắt ai tên là Lê Quốc Anh.
Trong khi đó, RFA cho hay, gia đình của Lê Quốc Anh bị công an gọi điện chất vấn: “Tại sao lại mời luật sư mà không thông báo cho chúng tôi?”
Luật sư Miếng nộp thủ tục đăng ký bào chữa, nhưng Công an tỉnh Tiền Giang từ chối, khiến ông phải gửi thư đăng ký bào chữa qua đường bưu điện và trở về Sài Gòn.
RFA cũng cho biết, Công an tỉnh Tiền Giang đã cho Lê Quốc Anh về nhà trong chiều hôm đó, sau khi buộc người cha viết giấy bảo lãnh.
RFA dẫn lời luật sư Miếng, cho rằng:
“Việc truy nã đặc biệt đối với Lê Quốc Anh có một vấn đề gì đó khuất tất ở đằng sau đối với Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Tiền Giang. Hành vi bắt cóc Lê Quốc Anh vào ngày 8/3 và nhốt anh ta ở một nơi nào đó trong vòng 15 ngày, không có một mảnh giấy lộn nào. Khi có luật sư thì họ vội vàng thả ra.”
“Tháng 8, họ ra một quyết định truy nã đặc biệt, thế nhưng… đến 3 tháng sau họ bắt đầu dội bom (đăng thông tin rầm rộ).”
Ông Miếng lấy làm lạ, vì lệnh truy nã đặc biệt phải làm “ngay và luôn”. Ông nghi ngờ:
“Phải chăng Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Tiền Giang đang chạy tội, vì hiện giờ, chúng tôi không biết, không có thông tin nào về Lê Quốc Anh cả.”
RFA dẫn lời một người biết sự việc, cho hay, Lê Quốc Anh sau khi trở về nhà vào ngày 23/3 có thái độ buồn bã, cho dù không có dấu hiệu bị đánh đập trong thời gian giam giữ, chỉ bị thu giữ điện thoại, máy vi tính, iPad, hộ chiếu và cả giấy tờ xe máy.
Sáng ngày 7/4, Lê Quốc Anh lên Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Tiền Giang để làm việc theo yêu cầu, và trở về nhà trong chiều cùng ngày. Vài ngày sau, ông rời khỏi nhà không mang theo đồ đạc, xe máy và không liên lạc với gia đình kể từ đó.
Vẫn theo người này, Công an Tiền Giang đến nhà ngày 22/8 để đọc lệnh khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Lê Quốc Anh, và khám xét nhà. Công an cũng buộc bố của Lê Quốc Anh đến đồn công an làm việc từ sáng đến chiều, thu giữ hai điện thoại của ông, và chỉ trả lại một chiếc điện thoại thường, còn giữ lại điện thoại thông minh, cho đến nay vẫn chưa trả lại.
Bốn ngày sau, công an triệu tập bố của Lê Quốc Anh và công bố quyết định truy nã, bắt người cha viết cam kết không bao che và che giấu thông tin của con trai.
Hiện nay, gia đình của thanh niên này cảm thấy lo lắng, không biết tính mạng của ông như thế nào.
Sự việc xảy ra với Lê Quốc Anh cũng giới bất đồng chính kiến Việt Nam bất ngờ, vì tên của ông hoàn toàn xa lạ với nhiều người thuộc giới này.
Hoàng Anh
>>> Vì sao Tổng Trọng sẵn sàng cho mất triệu tỷ Trương Mỹ Lan chiếm đoạt, để cứu Lê Minh Hưng?
>>> Người đẹp Ngô Thanh Vân tống khứ ngài “Chủ tịch” VinFast với giá cực bèo!
>>> Lại hoãn Luật Đất đai 2013 (sửa đổi), Đảng và các nhóm lợi ích đã chiến thắng nhân dân?
>>> Tổng Trọng là tấm gương “tham nhũng không vụ lợi”?
Bộ Kế hoạch Đầu tư bác cả 3 phương án xây đường sắt tốc độ cao do Bộ Giao thông đề xuất