Thiếu điện do cơ chế

Link Video: https://youtu.be/DaJm1V9t5AQ

BBC Tiếng Việt ngày 18/6 có bài “Việt Nam: Thiếu điện bộc lộ hạn chế về cơ cấu và bộ máy quan liêu?”

Bài viết đề cập đến tình trạng thiếu điện nhưng điện tái tạo sản xuất ra không được sử dụng tại Việt Nam.

BBC dẫn ý kiến của Tiến sĩ Đỗ Minh Thắng, Trưởng phòng Năng lượng và Khoa học dữ liệu của công ty Meteodynv của Pháp, Phó Chủ tịch Hội Kỹ thuật Điện và Năng lượng AEEE, giải thích, việc quy hoạch, phân bố không đồng đều giữa các vùng miền là lý do dẫn đến tình trạng hiện nay.

Theo ông Thắng, nhập khẩu điện từ Lào hay Trung Quốc cũng không xấu vì về mặt kỹ thuật, việc nhập khẩu điện ở các khu vực gần biên giới sẽ hạn chế khoảng cách truyền tải, giảm tổn hao, tránh lãng phí, điều này tốt cho cả hai phía.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, nếu phụ thuộc quá nhiều vào điện nhập khẩu sẽ gây ra mất an ninh năng lượng.

Ông Thắng cho rằng, có 2 nguyên nhân khiến các dự án điện mặt trời, điện gió được khai thác mà chưa được sử dụng. Đó là: Một số dự án hoàn thành sau thời hạn được hưởng giá FIT, nên EVN chưa xác định được là phải mua điện theo giá nào, do không có cơ chế rõ ràng từ Bộ Công thương và Chính phủ. Bên cạnh đó, có một số dự án do gấp rút hoàn thành cho kịp tiến độ, mà thiếu các giấy phép, các thủ tục pháp lý cần thiết.

Trong khi đó, BBC dẫn phân tích của Reuters chỉ ra rằng, các dự án điện gió, bị chậm tiến độ do các rào cản hành chính và đại dịch COVID-19.

BBC cho biết, các nhà tài trợ từ G7 và các tổ chức khác, những người đã cam kết 15,5 tỷ USD vào tháng 12/2022, để giúp Việt Nam cắt giảm sự phụ thuộc vào than đá, từ lâu đã coi năng lượng gió, đặc biệt là các trang trại ngoài khơi, là đầy hứa hẹn, do Việt Nam có đường bờ biển dài và vùng nước nông ở những khu vực nhiều gió gần các thành phố lớn.

Nhưng Việt Nam vẫn chưa phê duyệt các quy định cho các trang trại điện gió này hoạt động và kế hoạch cho công suất lắp đặt chỉ đạt mức 6 GW vào cuối thập kỷ này. Các quan chức ngoại giao nước ngoài cho biết, có rất ít tiến bộ và họ lo ngại rằng, kế hoạch dự thảo đầu tiên về việc sử dụng quỹ 15,5 tỷ USD sẽ không sẵn sàng vào tháng 11/2023 như kế hoạch.

Hình: Bài trên BBC

BBC nhận xét, bất chấp sự phát triển năng lượng mặt trời trong khoảng thời gian gần đây, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào than đá và thủy điện.

Dữ liệu của EVN cho thấy, các nhà máy điện than chiếm khoảng 60% sản lượng điện sản xuất trong tuần trước.

Nhưng hiện tại, BBC dẫn tin từ Bộ Công thương cho biết, ngay cả than cũng đang thiếu hụt, vì vậy, khoảng 25% công suất tại các nhà máy này đã ngưng hoạt động để sửa chữa.

Bên cạnh đó, trong thời tiết nắng nóng và thiếu mưa đã ảnh hưởng đến sản lượng của thuỷ điện, nguồn điện chính thứ hai tại Việt Nam, khiến miền Bắc chỉ nhận được 1/5 lượng điện so với cùng kỳ năm ngoái.

Vào tháng 12/2022, Việt Nam cam kết loại bỏ sản xuất điện từ than đá vào năm 2040, giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tiến sĩ Thắng nhận xét, mốc thời gian mà Chính phủ Việt Nam đưa ra là khá “tham vọng”. Việc loại bỏ điện than đồng nghĩa với việc phải có nguồn nhiệt điện khác thay thế để đảm bảo ổn định hệ thống, BBC cho hay.

Ông Thắng cho rằng, để ổn định hệ thống khi loại bỏ điện than, về tương lai dài hạn (sau 2050) thì có lẽ, chỉ có hạt nhân mới đủ khả năng.

Hiện nay, BBC phân tích, toàn thế giới đang đứng trước giai đoạn chuyển dịch năng lượng, khi mà các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ dần được thay thế bởi các nguồn năng lượng mới bền vững hơn, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Năng lượng tái tạo trong tương lai sẽ là một trong ba trụ cột chính trong cơ cấu nguồn điện.

Giải pháp thứ hai mà ông đề cập là điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà với mô hình tự sản tự tiêu, cũng là một giải pháp tốt để giảm phụ tải tại các thành phố lớn, lại tiết kiệm được chi phí truyền tải.

Chuyên gia ngành điện nhận định: “Một quốc gia không chuẩn bị tốt sẽ dẫn đến hậu quả mất an ninh năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và sản suất và đánh mất vị trí của mình trên bảng xếp hạng toàn cầu”.

Hình: Thiếu điện nhưng điện tái tạo vẫn không được sử dụng

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vì sao mai thúy tràn lan? Bộ “ông Tô” yếu kém hay cố tình buông thả?

>>> Bị 2 người đẹp càn quét, bộ máy chính quyền Quảng Ninh “rụng như sung”

>>> Đường dây Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị gãy, Phan Văn Giang đi Ấn Độ

>>> Học tập và làm theo tấm gương Cụ Tổng, đồng chí đẩy 5 đồng chí vào tù

Luật sư và “tội” dám nói lên sự thật