Link Video: https://youtu.be/pI6xbOdxjiA
RFA Tiếng Việt ngày 9/6 loan tin, “Kỷ luật buộc thôi việc cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản”.
Theo đó, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã bị kỷ luật buộc thôi việc, do có khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác.
Quyết định buộc thôi việc đối với ông Nam do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký và được truyền thông loan báo trong ngày 9/6.
Theo quyết định, RFA cho biết, ông Nam bị buộc thôi việc do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác, Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng. Thời gian thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Hồng Nam được thực hiện từ ngày công bố quyết định 735 ngày 30/12/2022 của Ban Bí thư về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm. Trước đó, Ban Bí thư đã quyết định khai trừ Đảng đối với ông Vũ Hồng Nam.
Theo RFA, ông Vũ Hồng Nam được xác định là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; nhận hối lộ; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Quyết định nêu rõ, vi phạm của ông Vũ Hồng Nam đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và ngành ngoại giao.
Tháng 12/2022, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam để điều tra về tội nhận hối lộ đối với ông Vũ Hồng Nam, liên quan đến vụ chuyến bay giải cứu.
Ông Vũ Hồng Nam sinh năm 1963 tại Nam Định. Vào năm 2014, ông được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Từ tháng 8/2018, ông Nam được bổ nhiệm làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản, RFA cho hay.
Quyết định buộc thôi việc được đưa ra ở thời điểm này có phần khá kỳ lạ, bởi ông Vũ Hồng Nam đã bị bắt giam từ tháng 12/2022. Như vậy, không lẽ ông Nam ở trong trại tạm giam và vẫn tiếp tục làm việc? Những người cùng bị bắt với ông Nam có bị buộc thôi việc?
Được biết, vụ chuyến bay giải cứu đến nay đã có 51 người bị khởi tố, trong đó có rất nhiều cán bộ ngành ngoại giao. Những lãnh đạo cấp cao của ngành ngoại giao bị bắt giữ, ngoài ông Vũ Hồng Nam, có thể kể đến như: ông Nguyễn Quang Linh, trợ lý cựu Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh; ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Trần Việt Thái, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia; bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; và nhiều cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola.
Vụ án này còn khiến cựu Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh mất chức, vì phải chịu trách nhiệm chính trị.
Ngoài ra, vụ án này còn liên quan đến quan chức các địa phương và các bộ, ban ngành khác.
Chuyến bay giải cứu là một trong những vụ đại án tham nhũng của Việt Nam trong năm 2022. Vụ án này xảy ra trong giai đoạn 2020 – 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh toàn cầu.
Ở thời điểm ấy, Việt Nam và hầu như các quốc gia đều tạm dừng các chuyến bay thương mại. Nhưng nhu cầu của người Việt ở nước ngoài muốn về nước rất lớn, và do đó, chính quyền “đẻ” ra các chuyến bay “nhân đạo” mang tên “giải cứu”.
Tuy mang danh “nhân đạo”, mang danh “giải cứu”, nhưng giới chức ngoại giao đã bày ra những thủ tục rất rườm rà, rắc rối, giá vé thì bị đẩy rất cao để trục lợi.
Kết quả điều tra của cơ quan công an, được truyền thông nhà nước công bố cho thấy, đã có gần 2.000 chuyến bay giải cứu được thực hiện. Mỗi chuyến, những kẻ liên quan bỏ túi vài tỷ đồng.
Người nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ này là ông Phạm Trung Kiên, nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, với số tiền lên đến 42,6 tỷ đồng. Đây cũng là vụ án tham nhũng có mức truy tố cao nhất từ trước đến nay, với 18 người bị truy tố ở khung từ 20 năm đến chung thân hoặc tử hình.
Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Báo chí không dám réo tên xe VinFast gây tai nạn, lệnh của Vượng hay lệnh của Đảng?
>>> Bảo vệ Đảng nhưng hô hào bảo vệ Tổ quốc, đánh tráo khái niệm để trục lợi trên đầu dân!
>>> Video nhóm nổi dậy tại Tây nguyên trước giờ xuất phát hôm 11.06.2023
Sao cái lò vĩ đại chưa “đốt” đến lâu đài…