Ngày 17/10/2012, ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Trung ương Đảng khóa 11. Khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói lời nghẹn ngào và trào nước mắt, khi chính ông, dù chuẩn bị rất kỹ mà vẫn không kỷ luật được ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đấy là trò chơi chính trị. Trung ương Đảng có 200 thành viên, thì trong đó, quá nửa là người của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng bổ nhiệm rất nhiều người ở cấp ủy viên Trung ương Đảng, hoặc ông vận động cho thuộc hạ ông vào cấp ủy viên Trung ương Đảng, cài vào các vị trí đứng đầu tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khắp Việt Nam.
Mưu đồ cài người của ông Nguyễn Tấn Dũng được thực hiện một cách dễ dàng vào nhiệm kỳ đầu của ông Dũng ở cương vị Thủ tướng, tức nhiệm kỳ 2006 – 2011. Thời kỳ này, ông Nông Đức Mạnh là Tổng Bí thư bạc nhược, nên để Nguyễn Tấn Dũng thọc quá sâu vào công tác nhân sự của Ban Bí thư và Bộ Chính trị. Và chính những hàng cài đó đã cứu ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hội nghị Trung ương 6.
Sau năm 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng rút lui sau khi thỏa thuận được với phe Nguyễn Phú Trọng, đó là sẽ đưa “hàng cài” của ông Dũng trong nhóm đầu vào một số vị trí quan trọng. Trong đó có vị trí Bí thư Thành ủy TP HCM cho Đinh La Thăng, và Bí thư Thành ủy Hà Nội cho Hoàng Trung Hải.
Tuy nhiên, sau khi ông Dũng hết quyền lực, thì ông Nguyễn Phú Trọng đã ra tay đánh “hàng cài” Đinh La Thăng vào giữa nhiệm kỳ, và hạ Hoàng Trung Hải vào cuối nhiệm kỳ. Những tưởng, ông Nguyễn Phú Trọng đã chặn được “hàng cài” của ông Ba Dũng. Nhưng không, ở Đại hội Đảng lần thứ 13, “hàng cài” Phạm Minh Chính bất ngờ trồi lên chiếm ghế Thủ tướng. Tức là ông Nguyễn Phú Trọng không thể nào diệt hết “hàng cài” của Nguyễn Tấn Dũng để lại, nên hàng cài đấy lại trồi lên.
Thế của ông Phạm Minh Chính hiện nay không bằng thế của ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Tuy nhiên, để quật được Phạm Minh Chính trong lúc này không hề dễ dàng đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Nguyên nhân là do nước cờ sai lầm của ông Tổng Bí thư.
Ông Nguyễn Phú Trọng có thói quen là đánh nơi nào dễ đánh trước, rồi sau đó đánh nơi khó sau. Cách đánh này tạo cho ông cảm giác “chiến thắng như chẻ tre”. Thế nhưng, với cách đánh này, không tạo được bất ngờ với những trường hợp khó.
Cho đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng đã đánh 2 Phó Thủ tướng và Chủ tịch nước. Thành tích đánh địch như thế, có thể nói là “vô tiền khoáng hậu”. Tuy nhiên, hầu hết các vị trí này đều yếu hơn vị trí Thủ tướng. Đánh gục 2 Phó Thủ tướng và Chủ tịch nước thì không hẳn là sẽ đánh gục được Thủ tướng. Bởi vị trí Thủ tướng là vị trí quyền lực và đồng thời những hàng cài cách đây hơn 10 năm của ông Nguyễn Tấn Dũng, hầu hết đã có chỗ đứng vững chắc ở Trung ương. Nhóm này vẫn còn âm thầm hỗ trợ để ông Phạm Minh Chính có thể trụ lại ở Chính phủ. Không dễ cho ông Nguyễn Phú Trọng loại ông Phạm Minh Chính, như cách ông loại Nguyễn Xuân Phúc.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, thì sau cú ra đòn với 2 Phó Thủ tướng và Chủ tịch nước, “tàn quân” của 3 ông này đang ngả về phe ông Thủ tướng, vô tình tạo cho ông Thủ tướng một sự hậu thuẫn vững chắc hơn. Nếu ông Tổng ra tay với ông Thủ tướng lúc này, Đảng Cộng sản sẽ loạn từ nội bộ. Đang có sự chống đối ngầm rất mạnh chống lại ông Tổng Bí thư, và có vẻ, ông Nguyễn Phú Trọng đang có dấu hiệu chùn tay trước trụ Thủ tướng.
Còn về ông Thủ tướng, hiện nay đang bị chỉ trích vì chính sách điều hành nền kinh tế. Thị trường chứng khoán rối, thi trường bất động sản đóng băng, dòng vốn đầu tư công tắc nghẽn vv… và chính ông Phạm Minh Chính đang bất lực. Phe ông Tổng bí thư đang theo sát những vết chàm của ông Thủ tướng, nhưng không dám ra tay, vì sợ Đảng loạn.
Trong trò chơi này, Phạm Minh Chính đang ù lì. Cứ la làng lên như cố gắng, nhưng chẳng làm gì ra hồn cả. Thách luôn ông Tổng đụng vào ông Chính. Bởi đụng vào Phạm Minh Chính giờ này chẳng khác nào chọc ổ kiến lửa.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)