Vietnam Airlines cao số hay là ổ COCC không ai dám đụng?

Ngày 4/4 vừa qua, trang Thông tin Chính phủ thông báo “kết thúc điều tra vụ chuyến bay giải cứu”. Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã kết thúc, kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Cho đến thời điểm này, đã có 54 người bị truy tố. Tuy nhiên, chưa thấy quan chức gộc nào của hãng bay Vietnam Airlines phải chịu trừng phạt.

Kết thúc điều tra chuyến bay giải cứu nhưng lãnh đạo Vietnam Airlines vẫn bình an vô sự

Để thực hiện kế hoạch chuyến bay giải cứu, phải có kẻ chủ mưu, có kẻ thực hiện và kẻ phối hợp hỗ trợ. Trong đó kẻ chủ mưu và kẻ thực hiện là tội nặng nhất. Đề xuất những chuyến bay giải cứu bay vào tâm dịch, được cho là chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải. Bộ này đề xuất lên Thủ tướng và nhờ đó, nhiều đơn vị, gồm các bộ và địa phương hỗ trợ thực hiện.

Lẽ ra, trong vụ chuyến bay giải cứu, phía Bộ Giao thông Vận tải và hãng hàng không Vietnam Airlines chịu trách nhiệm lớn nhất. Bộ Giao thông Vận tải được xem là chủ mưu, Vietnam Airlines là đơn vị thực hiện chính. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các địa phương là phối hợp. Tuy nhiên, cho tới hôm nay, Bộ Ngoại giao và các địa phương như thành phố Hà Nội, Quảng Nam là bị trừng phạt nặng nhất.

Đáng nói là, Vietnam Airlines, doanh nghiệp này đang lộng hành đến mức không thể chấp nhận được. Mới đây vụ án 4 cô tiếp viên mang ma túy từ Pháp về Việt Nam đang có dấu hiệu được bên Công an ém cho chìm xuồng. Có tin đồn rằng, 4 cô tiếp viên này cháu ông nọ bà kia ở cấp Trung ương, hoặc thậm chí là trong Tứ Trụ. Tin này chưa được kiểm chứng, tuy nhiên, qua cách làm án của Công an TP. HCM thì đủ thấy, những nhân vật này là những người không thể bị giam giữ.

Có tin cho rằng, trong Vietnam Airlines có nhiều tên tuổi không thể động vào

Dù cho Công an TP. HCM có cố bào chữa thế nào đi nữa, thì cũng không tránh khỏi nhận xét, chính Công an TP này đã đạp lên trên pháp luật, để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một số người có chức quyền lớn. Có người cho Thoibao.de biết rằng, trong Vietnam Airlines có nhiều “hàng gửi”. Hàng gửi ở đây là những người thuộc diện “con ông cháu cha” (COCC), bất khả xâm phạm đối với chính quyền.

Những cậu ấm cô chiêu khi vào Vietnam Airlines, biết mình là thành phần bất khả xâm phạm, nên đã dám làm những điều mà người thường không ai dám làm, kể cả buôn ma túy. Mà một khi trong doanh nghiệp có đông thành phần “cậu ấm cô chiêu”, thì khó mà làm ăn hiệu quả, bởi thành phần này thường rất khó bảo. Bởi thế nên Vietnam Airlines mới là doanh nghiệp lỗ khủng.

Vụ án chuyến bay giải cứu đang bị điều tra giai đoạn 2, không biết ông Nguyễn Phú Trọng cho ông Tô Lâm khui đến đâu. Tuy nhiên, nếu không đả động gì đến những lãnh đạo cấp cao của Vietnam Airlines, thì đấy là sự xác quyết rằng, doanh nghiệp này là con cưng được nuông chiều quá mức sinh hư. Cho đến nay, phía Bộ Ngoại giao đã bị quật đến cấp Phó Thủ tướng Thường trực. Vậy mà quan chức Vietnam Airlines vẫn không mảy may bị ảnh hưởng gì. Đây là điều rất bất thường.

Cho tới nay, ông Nguyễn Phú Trọng được xem như là người mạnh tay và lạnh lùng. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là người nô bộc nhiệt tình cho Đảng, mà ông Trọng vẫn ra tay, thì không biết Vietnam Airlines vướng gì ông Trọng không ra tay? Hay là trong Vietnam Airlines ấy có quá nhiều “phe ta” ẩn nấp?

Một doanh nghiệp quản trị yếu, lỗ khủng và lỗ triền miên vẫn không sao. Lãnh đạo thực hiện chuyến bay giải cứu cũng không sao, và nhân viên vận chuyển ma túy cũng không sao. Không biết Vietnam Airlines “cao số”, hay là nơi quá nhiều thành phần gửi gắm? Nếu đợt 2 càn quét chuyến bay giải cứu mà Vietnam Airlines vẫn bình an vô sự, thì đấy là điều bất bình thường.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)