Link Video: https://youtu.be/RnurKx6xkK0
Ngày 14/3, BBC Tiếng Việt đăng bài “Người Việt tại Hoa Kỳ: Nghề nail đem lại thu nhập nhưng nuôi dưỡng “văn hóa tiểu nông”?” của tác giả Võ Ngọc Ánh, một người Mỹ gốc Việt sống tại tiểu bang Washington.
Tác giả cho biết, nhiều người quen của ông khi ở Việt Nam có thể là kỹ sư, giáo viên, nhân viên văn phòng, kinh doanh, nông dân, nhưng lúc qua Mỹ đều có thể làm nail. Vì đây là nghề mưu sinh nơi đất khách xem ra thích hợp với người Việt bởi sự tỉ mỉ, khéo léo và tính nghệ thuật không đòi hỏi quá cao và cả không cần phải biết tiếng Anh.
Theo tác giả, phở là món ăn nổi tiếng nhất của người Việt ở Mỹ. Nhưng nghề phổ biến nhất của cộng đồng gốc Việt tại Mỹ thì đó là nghề làm nail. Tiệm nail có mặt ở hầu hết các khu buôn bán, trung tâm thương mại ở Mỹ.
Tác giả dẫn thống kê của Hội Nghề Làm tóc và Thẩm mỹ của tiểu bang California, thì có 80% thợ nail và thợ thẩm mỹ được cấp phép trong tiểu bang là người gốc Việt. Trong tất cả thợ nail có gốc gác nhập cư ở Mỹ, người Việt chiếm 74%.
Tác giả nhận xét, người từ Việt Nam mới qua Mỹ dễ dàng bắt đầu công việc mới với nghề làm nail. Họ có thể chọn cách học xong trong vòng 3 – 6 tháng rồi làm, hoặc chỉ ghi danh lấy giờ và họ đi làm rèn tay nghề ngay tại tiệm nail.
Cách thứ hai này không đúng luật cho cả trường dạy và chủ tiệm nail. Dù vậy, tại các thành phố có sự dễ dãi, các trường dạy nail chấp nhận điều này để có học viên và tiệm nail có người làm.
Học phí để có được bằng nail không quá cao, chỉ khoảng hai nghìn USD.
Tác giả cũng cho biết, nhiều bạn trẻ gốc Việt ngày thường đi học, nhưng cuối tuần, dịp hè họ gắn với nghề nail. Đây là cách các bạn trẻ này có thêm thu nhập bằng nghề tạm thời, tốt hơn so với nhiều công việc khác.
Có không ít người đã ra trường, đi làm với công việc đúng chuyên môn, cuối tuần, ngày nghỉ họ vẫn gắn với việc đi làm nail để thêm thu nhập.
Không ít bạn trẻ từ Việt Nam sang Mỹ du học, nhưng trên thực tế thời gian tại các tiệm nail của họ nhiều hơn ở trường. Các bạn này thường ở lại hợp pháp bằng cách kết hôn với người cư trú hợp pháp ở Mỹ. Và thường sau đó, họ không bao giờ tốt nghiệp được trường đại học nào tại Mỹ.
Nghề nail không phải trả lương cao, nhưng nhờ có tiền tip (tiền bo) nên tổng thu nhập trong ngày không thấp, có thể nói là đồng lương hậu hĩnh.
Tác giả phân tích, do trong tiệm nail, thợ vừa làm vừa nói chuyện, các thói tiểu nông từ Việt Nam mang qua được thể hiện rất rõ. Chuyện vợ chồng nhà người ta, chuyện ai đó bị tai nạn, chuyện con cái nhà ai không ngoan, chuyện nhà bị trộm… chuyện nào cũng dễ dàng được kể đi kể lại, bàn tán, bình phẩm với nhau.
Nói một cách khác, theo tác giả, các tiệm nail giữ cho cộng đồng người Việt tại Mỹ dù sống trong khu vực vài thành phố cạnh nhau vẫn có tính thông tin như một làng quê truyền thống của người Việt.
Tính lắm điều, nhiều chuyện trong các tiệm nail như không gian để người Việt gần gũi với thói quen không khác ở quê nhà.
Tuy nhiên, tác giả cho biết, cũng không phải người phụ nữ Việt nào cũng thích điều này. Nghề này cũng tạo ra thói quen kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới”, chia phe, chia bè. Nên những người không thích nghi được sẽ khó tồn tại lâu trong nghề này và sẽ phải đổi sang công việc khác, dù thu nhập ít hơn
Một mặt trái nữa được tác giả kể đến là không ít tiệm nail của người Việt cũng là nơi thể hiện sự phân biệt chủng tộc. Sự phân biệt không giấu giếm trong người Việt về màu da nào cho tiền tip cao. Phân biệt chủng tộc công khai trên không gian mạng với tiếng Việt khi giới thiệu “tiệm khu Mỹ trắng”, thay vì nói khu khách sang để tuyển thợ. Cũng may cho họ, dân Mỹ chẳng có mấy người biết tiếng Việt.
Và con số không nhỏ người Việt vẫn tiếp tục sang Hoa Kỳ, góp phần thêm đông đảo vào lực lượng làm nail, duy trì nuôi dưỡng tiếp những định kiến, thói quen phát ngôn, suy nghĩ, hành xử “từ quê” đem sang.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tướng công an kiêm trùm tội phạm, Việt Nam được mấy Đỗ Hữu Ca vậy ông Tổng?
>>> Được Tô Lâm “cấy thêm vây”, Đinh Văn Nơi cho hốt ổ ở Cẩm Phả
>>> Novaland đang thở chút hơi tàn, No – Vin ngã lăn, hàng loạt ruồi muỗi đến hồi tắt thở?
Cơ chế song trùng rối rắm của Đảng và Chính phủ