Chính trị Việt Nam có thay đổi khi có tân Chủ tịch nước hay không?

Link Video: https://youtu.be/KCNIPe9tkAQ

Ngày 24/2, trang RFA Tiếng Việt có bài phỏng vấn Giáo sư, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, ông Carl Thayer về thông tin ông Võ Văn Thưởng có khả năng sẽ trở thành Chủ tịch nước Việt Nam.

Trước đó, ngày 20/2, ông Carl Thayer đã viết trên trang mạng xã hội cá nhân của mình rằng, nguồn tin của ông cho biết, Bộ Chính trị đã họp bàn để chọn ra người kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc. Trong cuộc họp này, Ông Tô Lâm đã xin rút không nhận chức Chủ tịch nước, và tiếp tục chức vụ Bộ trưởng Bộ Bông an. Do đó, ông Võ Văn Thưởng sẽ là tân Chủ tịch nước.

Trả lời phỏng vấn của RFA, Giáo sư Thayer cho biết, theo một nguồn tin của ông ở Hà Nội, một người đã liên lạc với ông và một người khác đã xác nhận cùng ngày, cho biết, Bộ Chính trị đã họp và đề cử một người cho chức vụ Chủ tịch nước, để giới thiệu cho Trung ương Đảng. Vì vậy, sẽ có một cuộc họp đặc biệt của Trung ương Đảng.

Cũng có thông tin, ông Tô Lâm tự xin rút tên tại cuộc họp của Bộ Chính trị, bày tỏ nguyện vọng được hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Bộ trưởng Bộ Công an.

Ông Thayer đoán rằng, có thể ông Tô Lâm cảm thấy mình sẽ làm được nhiều việc trong chức vụ hiện tại, hơn là một nguyên thủ quốc gia mà chỉ mang tính chất nghi thức.

Tại Đại hội Đảng tiếp theo vào năm 2026, ông Tô Lâm sẽ cần được đặc cách về tuổi tác, để được tiếp tục tại vị. Vì vậy, nếu ông ta làm Chủ tịch nước bây giờ, tại sao lại cho ông ta tại vị thêm năm năm nữa? Nếu ông ấy đã hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là một Bộ trưởng Bộ Công an và Chủ tịch nước. Bấy giờ sẽ là lúc để thay đổi tứ trụ.

Theo Giáo sư Thayer, chính sách đối ngoại cũng như chính sách kinh tế lâu dài của Việt Nam đều đã được Đại hội Đảng đề ra, và sau đó, các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng qua từng thời kỳ sẽ thực hiện những điều đó. Vì vậy, đừng quá kỳ vọng vào một cá nhân. Nếu trở thành viên trong tứ trụ, ông Thưởng sẽ có năm năm trong Bộ Chính trị.

Các chính sách như cải thiện quan hệ với Mỹ, ký kết các Hiệp định tự do với Úc đều là do Bộ Chính trị quyết định.

Hình: Bài viết trên RFA

Nếu ông Thưởng làm Chủ tịch nước, ông ta sẽ làm việc chủ yếu về đối ngoại. Năm nay sẽ là một năm rất bận rộn về ngoại giao. Tất nhiên, ông ấy sẽ không nói điều gì một cách tự phát. Có một bản tóm tắt được chuẩn bị sẵn và ông ta chỉ làm theo thôi. Hầu hết các cuộc tiếp xúc của ông Thưởng ở nước ngoài đều đi cùng các quan chức cấp cao của Đảng.

Vấn đề then chốt với Hoa Kỳ là liệu có thể nâng cấp mối quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện hay không. Và Chủ tịch nước không thể quyết định. Ông ta có tiếng nói tại bàn đàm phán, nhưng ông ấy chỉ là một trong 16 tiếng nói khác.

Giáo sư Thayer cho rằng, ông Thưởng không có tai tiếng gì. Và ông Thayer không nghĩ rằng, ông Thưởng sẽ được chọn vào chức vụ Chủ tịch nước, nếu có vụ bê bối nào bị phanh phui. Trong các cuộc đấu đá quyền lực và bè phái, những cán bộ hay phe cánh bị cách chức vì tham nhũng, đôi khi thích chặn đường tiến của phe đối thủ.

Sự nghiệp chính trị của ông Thưởng là làm công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý cán bộ, lý luận, tuyển dụng, giảm quan liêu…

Ông ta đúng nghĩa là một người của Đảng. Nói cách khác, ông ta là một phần của bộ máy, ông ta sống và hít thở nó. Cả đời ông Thưởng đã làm công việc xây dựng Đảng. Vì vậy, Giáo sư Thayer nghĩ rằng, ông Thưởng và Trọng, nói cùng một ngôn ngữ và tin vào cùng một chính sách.

Và vì vậy, ông Thưởng không có thành tựu gì.

Về vị trí Tổng Bí thư, Giáo sư Thayer cho rằng, xưa nay bao giờ Tổng bí thư cũng phải là người ngoài Bắc. Ông Thưởng sinh ra ở tỉnh Hải Dương, nhưng gia đình ông ấy là những người miền Nam tập kết ra Bắc. Bố mẹ anh ấy là người miền Nam. Ông Thưởng cũng có thể xem là trường hợp lai giữa hai miền. Điều đó sẽ làm cho ông ấy trở nên đáng tin cậy hơn. Nhưng ông ta vẫn có mối liên hệ với miền Nam.

Tuy nhiên, ông Thưởng chỉ mới 56 tuổi tại Đại hội Đảng tiếp theo. Đó là độ tuổi trẻ của chính trị Việt Nam. Nói cách khác, nếu tuân thủ tuổi nghỉ hưu là 65 tuổi, ông ta có thể tại vị thêm 10 năm nữa. Và trong Bộ Chính trị, chỉ có năm trong số 16 người vẫn dưới 65 tuổi tại Đại hội Đảng tiếp theo.

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Y tế nguy cấp, Bộ trưởng hết “õng ẹo” rồi lại đổ lỗi. Đào Hồng Lan ngồi “nhầm ghế”

>>> Y tế công an “vui như tết”, y tế cho dân hết thuốc trị. Ý đảng: “Dân ngỏm mặc bay”!

>>> Điều tra Nguyễn Thị Thanh Nhàn tại Quảng Ninh bị kẹt tảng đá lớn. Tảng đá đó là gì?

Người Việt ở Ukraine mong chờ ngày chiến thắng