Kết quả của rắn tự nuốt đuôi là cái chết. Khi doanh nghiệp mà đi bòn rút tiền lương của nhân viên mình thì đấy là dấu hiệu doanh nghiệp khó qua khỏi bạo bệnh. Hiện nay, FLC như “rắn mất đầu”, đang hoạt động cầm chừng, và điều đáng nói là doanh nghiệp này lại nợ lương của nhân viên mình. Nhiều người vì chén cơm manh áo phải bám mà làm, nhưng công ty lại tìm đủ cách để trừ tiền nhân viên, rất đau lòng.
Trước đây, khi mà Trịnh Văn Quyết trên đỉnh cao thành công, trở thành nhân viên FLC là niềm ao ước của rất nhiều người, nhưng giờ đây thì nhân viên tháo chạy nhiều. Phần còn lại là không tìm ra nơi nào tá túc nên mới ở lại. Cực chẳng đã họ mới bám, chứ nhân viên FLC hiện nay khổ đủ điều.
Các doanh nghiệp Việt Nam là loại doanh nghiệp sớm nở tối tàn. Doanh nghiệp FLC nổi lên chưa tới 30 năm đã tàn, không thể nào bì với những doanh nghiệp Âu châu tồn tại qua hàng trăm năm, đứng vững cả trong chiến tranh thế giới. Doanh nghiệp bất động sản Việt Nam là loại doanh nghiệp không bền vững, nên nó cũng không tồn tại lâu được.
FLC, Vạn Thịnh Phát và Tân Hoàng Minh đều đang khốn đốn để tồn tại qua ngày, nó “đổ bệnh”, nguyên nhân một phần vì tài chính, đồng thời phần kinh doanh bất động sản cũng đang khó khăn. Có người nhận xét, FLC, Vạn Thịnh Phát và Tân Hoàng Minh là hình mẫu chung cho các doanh nghiệp bất động sản. Sắp tới đây, có thể Novaland và VinGroup cũng rơi vào tình trạng như thế.
Thoibao.de đã có nhiều bài viết phân tích về tình hình tài chính rất bi đát của VinGroup. Tuy nhiên, nhìn tổng thể chưa đủ, mà phải nhìn ngay trong thân thể của VinGroup ra sao? Mới đây, Thoibao.de có nhận được thông tin từ một bạn nhân viên của Vinhomes cung cấp. Bạn này cho biết, nhân viên VinGroup đang là đối tượng để công ty bòn rút. Hành động này có thể nói rất phi đạo đức.
Hiện nay sức khỏe tài chính của VinGroup rất yếu. Tại sao yếu thì ở đây Thoibao.de cũng xin tóm tắt lại, đấy là hàng tồn kho quá lớn, không thể đẩy đẩy hàng để thu hồi vốn. Có đến 66.000 tỷ đồng tương đương 2,7 tỷ đô la bất động sản đang ế, không biết bán cho ai. Công ty VMI thì không gom được bao nhiêu tiền. IPO trên thị trường Chứng khoán Mỹ chưa có tín hiệu gì tốt. Lỗi xe VinFast quá nhiều, áp lực phải có vốn để xây nhà máy tại Mỹ đang đặt trên vai VinGroup bài toán gần như bất khả giải quyết.
Một khi nguồn tiền từ bên ngoài bế tắc, Phạm Nhật Vượng lại nhẫn tâm đè đầu nhân viên của mình để tước đoạt tiền mồ hôi nước mắt của họ. Bạn nhân viên này cho hay, ông Phạm Nhật Vượng đã lập ra tổ camera rất hùng hậu. Ông giao chỉ tiêu cho tổ này phải phạt càng nhiều càng tốt. Riêng khu đô thị Vinhomes Times City tại Hà Nội có đến 400 nhân viên. Điều đáng nói là, ông Phạm Nhật Vượng ra chỉ tiêu bắt cho bằng được lỗi của nhân viên. Mỗi tháng phải kiếm cho ra 600 lỗi, tức phải tìm ra 20 lỗi mỗi ngày. Một con số cực kỳ áp lực.
Cách làm này được một nhân viên khác của Vinhomes ví như là giao chỉ tiêu phải có 5% địa chủ của Đảng Cộng sản thời cải cách ruộng đất. Vì chỉ tiêu này mà các cameraman săn lùng lỗi nhân viên và bắt chẹt họ để cho ra lỗi. Cách giao chỉ tiêu như thế này tạo ra cảnh cameraman đang chiến với các nhân viên khác để giữ túi tiền của mình. Bởi cameraman sẽ bị trừ lương nếu không đạt chỉ tiêu. Cách làm này đã làm cho nhân viên Vinhomes Times City cực kỳ khốn khổ, mà đặc biệt là những ngày giáp Tết.
Sự bòn rút tiền lương của chính nhân viên của mình là cách làm vô nhân tính. Một khi đã bòn rút tiền nhân viên, thì công ty cũng khó mà sống được. Không biết ông Phạm Nhật Vượng có hiểu được nỗi khổ của những nhân viên sống được bằng đồng lương tháng không? Với khối tài sản lên đến 4,1 tỷ đô la mà ông Phạm Nhật Vượng lại hành động như thế, thì thử hỏi, đạo đức của ông ở đâu?
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)