Trước lời đồn chùa Tam Chúc bị sờ gáy. Mới đây, báo Soha có lên bài “Đại diện ‘siêu chùa’ Tam Chúc lên tiếng về kết luận thanh tra đất đai, đầu tư” vào đúng ngày mùng 2 Tết, mục đích là để thanh minh về lời đồn trên.
Đại diện Ban quản lý chùa Tam Chúc cho biết, dự án hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc vừa bị Thanh tra Chính phủ yêu cầu giảm chi phí đầu tư hơn 460 tỷ đồng, không liên quan gì tới dự án đầu tư Khu du lịch Tam Chúc. Được biết, Khu du lịch Tam Chúc còn gọi là Quần thể du lịch chùa Tam Chúc nằm ở tỉnh Hà Nam. Dự án này được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”. Quần thể du lịch chùa Tam Chúc là dự án kinh doanh kiếm tiền được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đại gia Xuân Trường hợp tác làm ăn.
Nói là “du lịch tâm linh” cho sang, chứ thực chất là lợi dụng lòng tin tôn giáo để móc túi khách du lịch. Bởi nếu không có từ “tâm linh” gắn vào, thì khách du lịch so đo giá cả mắc rẻ, nhưng khi gắn từ tâm linh vào, thì khách du lịch thường không tính toán chi li mắc rẻ nữa, nhờ đó mà quần thể khu du lịch này kiếm tiền dễ dàng hơn những loại hình du lịch khác. Một nhà quan sát cho Thoibao.de ý kiến như thế.
Theo Ban quản lý chùa Tam Chúc, dự án hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, chủ yếu để xây dựng tuyến đường kết nối 4 tỉnh Ninh Bình – Hòa Bình – Hà Nam – Hà Nội.
Trong khi dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 25.000 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và tăng ni Phật tử cả nước đóng góp, thời gian thực hiện dự án 50 năm.
Hiện nay, quần thể “siêu chùa” Tam Chúc nằm trong Khu du lịch Tam Chúc do Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm Trụ trì. Và quần thể “siêu chùa” này được coi là tài sản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thông thường, để xây dựng công trình thì chủ đầu tư phải bỏ tiền túi ra xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu du lịch. Nhưng tại sao ở đây nhà nước lại bỏ tiền ngân sách ra xây dựng hạ tầng để phục vụ cho khu du lịch này? Chùa Tam Chúc là của tư nhân, việc kinh doanh du lịch làm giàu cho tư nhân, trong khi đó ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân, tại sao đem thuế của dân phục vụ cho tư nhân?
Gói hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc là tuyến đường dẫn khách vào khu du lịch. Quả thật đây là hành động dùng tiền Nhà nước phục vụ cho tư nhân không thể chấp nhận được. Ông Nguyễn Phú Trọng đang làm công tác đốt lò thì ông nên cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương về đây điều tra việc Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đã dùng tiền sai mục đích.
Phật giáo là tôn giáo rất có ích cho xã hội, nếu nó không bị chính trị hóa như ở Việt Nam. Xã hội Thái Lan là một xã hội bình yên, con người trung thực, không tham lam trộm cắp, trong khi đó họ là quốc gia trung bình chứ không phải quốc gia giàu. Nhiều người cho rằng, xã hội Thái Lan được như vậy là có phần đóng góp không nhỏ của Phật giáo ở đất nước này. Còn ngược lại, Phật giáo bị chính trị hóa ở Việt Nam thì lại hành nghề mê tín dị đoan tràn lan rồi kinh doanh làm giàu. Biến tướng nghiêm trọng.
Du lịch tâm linh là hình thức kinh doanh mới nổi từ hơn chục năm qua. Quả thật, lòng tin tôn giáo đã bị biến tướng nghiêm trọng. Xã hội Việt Nam thối nát mọi ngóc ngách, từ thượng tầng chính trị đến xã hội và len cả vào tôn giáo.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)