Link Video: https://youtu.be/pg-BcYCjAUE
Đã hơn một tháng, khủng hoảng xăng dầu chưa chấm dứt mà vẫn còn âm ỉ. Nguyên nhân là các cây xăng bị áp một mức chiết khấu quá thấp 0 đồng làm nhiều cây xăng phải đóng của không nhập xăng vì không có lời.
Nhà nước dành độc quyền áp mức giá xăng dầu một cách phi thị trường được lý giải là “đảm bảo an ninh năng lượng”, tuy nhiên, với cách áp mức chiết khấu 0 đồng đã đưa nến hiện tượng người dân không có xăng để dùng. Điều này ai cũng thấy không thể gọi là an ninh năng lượng được. An ninh năng lượng là đảm bản năng lượng cho nền kinh tế. Theo tiêu chuẩn quốc tế là phải trữ dầu đủ cho đất nước dùng trong 90 ngày không nhập. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Diên cho biết, xăng dầu Việt Nam chỉ đủ dùng trong 6,5 ngày. Rất ngắn ngủi. Đây là yếu kém của ông Bộ trưởng Bộ công thương và cả Chính phủ ông Phạm Minh Chính.
Hiện nay mức thuế áp cho xăng dầu ở Việt Nam khoảng chừng 45% trên giá bán. Trong đó có nhiều loại thuế phí rất phi lý nhưng nhà nước không chịu bỏ. Đó là thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, không phải thứ hàng hóa đặc biệt gì mà sao lại áp dụng loại thuế này. Loại thuế phi lý tiếp theo là thuế bảo vệ môi trường. Bộ công thương không hề có hoạt động nào nhằm bảo vệ môi trường sống cho người dân (nếu không muốn nói là họ phá hoại môi trường) thì tại sao bắt dân phải đóng? Loại phí vô cùng phi lí nữa là phí bình ổn xăng dầu. Phí bình ổn xăng dầu là thu khi giá xăng dầu xuống thấp và trợ giá cho dân khi giá xăng dầu tăng. Tuy nhiên, giá dầu thế giới tăng thì nhà nước cũng tăng mà không hề hỗ trợ vậy thì thu phi bình ổn làm chi?
Với nhiều loại thuế phí phi lí áp lên giá xăng như thế, nhiều người đánh giá là nhà nước đang khoan vào sức dân vậm chí khoan vào sức doanh nghiệp. Đây là một chính sách bóc lột rõ ràng. Lẽ ra nhà nước loại bỏ một số thuế phí để giảm giá xăng dầu cho dân thì họ lại ép các nhà bán lẻ xăng dầu bằng cách không chiết khấu cho họ. Không chiết khấu thì làm sao nhà bản lẻ có lời mà bảo họ phải bán?
Trong tình hình dân thì thiếu xăng, nhà bán lẻ bị ép mức chiết khấu 0 đồng thì vụ xử đại án buôn lậu xăng dầu đang diễn ra. Đã buôn lậu là phạm pháp, tất nhiên người buôn lậu phải chịu sự trừng phạt trước pháp luật. Tuy nhiên, có một bạn đọc là chủ cây xăng bị nhà nước chiết khấu 0 đồng tại Việt Nam cho Thoibao.de biết rằng, những người buôn lậu họ còn tốt với những nhà bán lẻ hơn nhà nước. Những người buôn lậu này đã chiết khấu cho họ đến 4.000 đồng/lít xăng trong khi đó nhà nước lại siết cổ họ. Không xét ở khía cạnh luật pháp mà xét ở khía cạnh đạo đức kinh doanh thì những người buôn lậu còn đạo đức hơn cả nhà nước Việt Nam.
Lẽ ra nhà nước dỡ bỏ những loại thuế phí phi lý để triệt buôn lậu thì họ không làm. Họ đánh thuế quá nặng vào xăng dầu, đẩy giá cả mặt hàng này cao hơn các nước khu vực nên thu hút lòng tham của những kẻ buôn lậu.
Đánh thuế cao nó dẫn tới nhiều hậu quả xấu, đó là giá nhiên liệu cao đẩy giá cả các mặt hàng đều cao. Hay nói đúng hơn đánh thuế xăng dầu cao gây nên lạm phát. Mà lạm phát chính là cách tước đoạt tài sản của toàn dân một cách vô hình. Và đánh thuế xăng dầu cao kích thích buôn lậu. Nhóm buôn lậu xăng dầu hiện nay đang hầu tòa họ đã tiêu thụ gần 200 triệu lít xăng, một con số rất lớn.
Thế đấy, những người buôn lậu đã chiết khấu đến 4000 đồng/lít xăng là cách họ đã vỗ vào mặt nhà nước này và dạy cho chế độ này rằng, hãy nghĩ về quyền lợi của dân để dân bớt khổ. Đã nhiều năm qua, chính quyền Cộng Sản luôn tìm cách móc túi dân thay vì họ lo cho dân bớt khổ bằng cách nới nhẹ các loại thuế phí.
Nhà nước này luôn hô hào rằng, họ là nhà nước “của dân, do dân và vì dân” nhưng về hành động thì họ làm hoàn toàn ngược lại. Dân chịu đủ mọi cực khổ.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Miếng bánh lớn phần ông Tổng bí thư, bánh nhỏ phần Thủ tướng
>>> Trịnh Bá Tư – căm hận ngút trời
>>> Gia nhập thương trường bằng quyền lực chính trị, Vạn Thịnh Phát là bậc thầy!
Niềm tin tan vỡ – dân trữ vàng, kinh tế tê liệt, những hệ lụy nào sẽ xảy ra tiếp theo?