Ngân hàng nhà nước liên tục bơm ròng tiền ra thị trường nhưng khả năng thanh khoản vẫn đóng băng, chỉ dấu đáng sợ của nền kinh tế

Link Video: https://youtu.be/pocVlBzlgVM

Từ đầu năm đến này, Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm ròng tiền ra thị trường, trong khi số tiền hút về không có bao nhiêu hoặc không được đồng nào. Tính riêng từ đầu tháng 10 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường hàng trăm nghìn tỷ đồng. Mới đây nhất, tuần từ 31/10 đến 4/11, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng gần 75.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng.

Việc bơm tiền ra thị trường thường được hiểu là nhằm các mục đích: hạ nhiệt lãi suất; cung cấp vốn cho doanh nghiệp; hỗ trợ thanh khoản; và ổn định tỷ giá.

Nhưng trên thực tế, các ngân hàng thương mại lại liên tục tăng lãi suất trong những tháng qua. Lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng trong hệ thống liên ngân hàng cũng tăng vọt. Ngay chính Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh tăng lãi suất điều hành hai lần chỉ trong một tháng 10 vừa qua. Như vậy, mục tiêu hạ nhiệt lãi suất hoàn toàn không thực hiện được.

Hình: tiền được bơm ra thị trường

Các hoạt động tín dụng từ đầu năm đến nay vẫn luôn bị siết chặt. Không chỉ riêng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, mà cả tín dụng trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác. Rất nhiều doanh nghiệp khi đến hạn đáo nợ ngân hàng, sau khi nộp tiền vào thì đột ngột bị ngân hàng “cắt”, không cho tái vay. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn, không còn vốn để hoạt động kinh doanh sản xuất, dẫn đến việc phải đóng cửa hoặc sa thải công nhân. Như vậy, mục tiêu bơm tiền để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp hoàn toàn phá sản.

Mục tiêu thứ ba là hỗ trợ thanh khoản cũng bất khả thi, khi mà chúng ta thấy rõ thị trường tài chính đang tê liệt. Các tổ chức tín dụng không cho vay tiền. Thị trường cổ phiếu, thị trường bất động sản thì chỉ có người bán chứ không có người mua. Khả năng thanh khoản của thị trường hoàn toàn đóng băng.

Vậy tiền đang đi về đâu?

Phải chăng niềm tin của người dân đã cạn kiệt và họ đang tìm cách bảo vệ tài sản của mình bằng những hình thức khác thay vì gửi gắm vào ngân hàng?

Việc người dân ồ ạt kéo nhau đến rút tiền ở ngân hàng SCB thời gian qua cho chúng ta bằng chứng để đưa ra các suy đoán này. Chắc chắn không chỉ có SCB, tuy không ồn ào và ồ ạt, nhưng các ngân hàng thương mại khác cũng phải chịu áp lực rút tiền từ người gửi. Việc các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để giữ chân khách hàng dường như không hiệu quả cho lắm.

Hình: biểu đồ lãi suất tiết kiệm tại quầy tháng 10/2022

Ngân hàng Sacombank vì bị nhầm lẫn với ngân hàng SCB mà đã phải ra thông báo để người dân không đến rút tiền trước kỳ hạn. Ngoài Saconbank, một số ngân hàng khác cũng lên tiếng về việc bị nhầm lẫn tương tự. Nhưng có thật là người dân nhầm lẫn không, hay là họ lo ngại về một sự sụp đổ hệ thống, một hiệu ứng Domino dây chuyền?

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại thời gian qua đã ôm đồm quá nhiều việc để rồi bây giờ ôm trái đắng mất lòng tin. Đa số các ngân hàng đã không chỉ hoạt động tín dụng thông thường, mà họ còn lấn sân sang các lĩnh vực khác. Họ trở thành nhà môi giới mua bán trái phiếu, mua bán bảo hiểm và cả mua bán bất động sản. Khi người dân đem tiền đến gửi ngân hàng, họ sẽ được nhân viên ngân hàng tư vấn mua trái phiếu, mua bảo hiểm, mua bất động sản… Nhưng ngân hàng lại không chịu trách nhiệm về loại trái phiếu mà họ môi giới và khi rủi ro xảy ra thì họ rũ bỏ trách nhiệm. Tương tự, ngân hàng không đủ khả năng để thẩm định các dự án bất động sản nhưng vẫn chào mời bán. Khi chào mời không được thì họ tìm cách bắt buộc, vay ngân hàng cũng phải mua bảo hiểm, đáo hạn ngân hàng cũng phải mua bảo hiểm…

Một khi dân đã không có lòng tin và tìm cách tự bảo vệ tài sản của mình thì bơm biết bao nhiêu tiền ra cho đủ.

Bình luận về vấn đề này, fecebooker Trần Đình Đại trình bày bằng những vần thơ con cóc vui hài:

Hôm nay rồi lại hôm qua

Ngân hàng Nhà nước in tiền bơm ra

Bơm ra ta quyết bơm ra

Lạm phát phi mã cùng ra đứng đường

Hình: người dân ồ ạt kéo đến ngân hàng SCB rút tiền

Tú Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Cho “trảm” lính Ba Dũng, ông Tổng tính “chơi” Ba Dũng tiếp hay sao?

>>> Nam Bộ biến căng: Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp bị quét. Kiên Giang có bị xới?

>>> Phẩm chất “vĩ đại” nào đưa Đại Tướng Tô nổi tiếng thế giới?

Cổ phiếu bất động sản sập sàn – bong bóng đã vỡ, nền kinh tế Việt Nam đi về đâu?