Link Video: https://youtu.be/ArWB-hNGjZk
Sáng nay, 7/11, trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán lại tiếp tục đỏ sàn với các nhóm bất động sản, xây dựng, thép, dệt may, bán lẻ, ngân hàng … Trong đó, áp lực bán lớn nhất là nhóm bất động sản và xây dựng, nhiều mã cổ phiếu bất động sản đã hoàn toàn mất thanh khoản, giá cổ phiếu giảm lùi sâu về giá sàn và gần như không có giao dịch.
Đây đã là phiên thứ tư giảm sàn liên tiếp của thị trường chứng khoán trong đà lao dốc bắt đầu từ tháng 4 đến nay. VN-Index lần nữa lại mất mốc 1000 điểm, khi trước đó đã mất mốc nhiều lần. Dòng tiền đầu tư vào chứng khoán liên tiếp giảm mạnh.
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán đồng loạt tăng lãi suất cho vay ký quỹ, như VNDirect, SSI, Yuanta… nâng lãi suất cho vay ký qũy từ khoảng 12% lên gần 14% một năm. Tất nhiên, điều này cũng góp phần làm giảm khả năng thanh khoản của thị trường. Nhưng giám đốc của một công ty chứng khoán có trụ sở ở TP HCM cho biết: “Điều chỉnh lãi suất cho vay là việc sớm muộn, bởi công ty chứng khoán không thể “gồng” được mãi khi Ngân hàng Nhà nước vừa tăng lãi suất điều hành đến hai lần trong một tháng”.
Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp là ngân hàng, chứng khoán và trái phiếu đều bế tắc. Ngân hàng đang siết chặt tín dụng, đặc biệt là tín dụng bất động sản. Thị trường chứng khoán và trái phiếu sụp đổ sau khi một loạt đại gia ngã ngựa, niềm tin của thị trường đã hoàn toàn vỡ vụn. Khả năng thanh khoản của nền kinh tế đã đóng băng.
Trước khó khăn về dòng tiền và niềm tin này, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang rơi vào nguy khốn. Những ngày qua, nhiều công ty đã cắt giảm lao động, sa thải hàng nghìn công nhân vào thời điểm chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết cổ truyền.
Áp lực và khủng hoảng sẽ còn tiếp tục đối với nhóm các doanh nghiệp có trái phiếu đến kỳ đáo hạn cuối năm nay hoặc năm sau. “Chết” trên đống tài sản là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy như đã từng xảy ra trong quá khứ. Trên mạng xã hội hiện nay đang lan truyền lời than “nhà giàu cũng chết”. Liệu các quan chức Việt Nam sẽ làm gì để lấy lại niềm tin cho thị trường, để khôi phục một nền kinh tế đang sụp đổ dây chuyền theo hiệu ứng Domino, khi mà người dân luôn phải chứng kiến cách điều hành chính sách theo kiểu “càng sửa càng sai” của họ.
Trong vài thập kỷ qua, rất nhiều người, nhiều gia đình Việt Nam giàu lên nhờ kinh doanh bất động sản. Giờ đây, bong bóng bất động sản đã vỡ, các đại gia bất động sản, người thì vào tù, người thì phá sản, hệ lụy kéo theo tất nhiên là các nhà đầu tư riêng lẻ cũng thua lỗ, mất vốn, nhiều gia đình mất nhà, tan hoang…
Trong tuần qua, người dân Sài Gòn đã chứng kiến cảnh anh Nguyễn Hữu Trí bày bán hàng trăm cuốn sổ đỏ ở vỉa hè như bán rau. Theo anh Trí, anh đang giữ khoảng 100 cuốn sổ đỏ của vài chục chủ đất, những người gửi anh bán giúp. Anh Trí chia sẻ, anh là nhà môi giới bất động sản, đã làm việc này 7 năm. Do thời gian gần đây ế quá, giao dịch chậm, nhiều sàn bất động sản đóng cửa, không cách nào bán được hàng nên bí quá, anh thử cách bày sổ đỏ ra vỉa hè bán xem sao. Những người gửi sổ đỏ nhờ anh bán, nhiều người cầm nhà để đầu tư đất, giờ giá đất giảm nhưng vẫn không bán được và lãi ngân hàng tăng cao, họ không gồng nổi nữa. Có những người là chủ vườn thanh long ở Bình Thuận, nhưng thanh long rớt giá, họ cũng thua lỗ nặng đành phải bán đất. Không chỉ anh Trí, sáng hôm nay ở Sài Gòn lại xuất hiện thêm một số sạp vỉa hè bán sổ đỏ nữa.
Facebooker Sen Ho bày tỏ: “Có 2 mặt hàng “hot” được bày bán vỉa hè gần đây là xăng và sổ đỏ”.
Khi nền kinh tế sụp đổ, gánh chịu hậu quả nặng nề luôn là những người dân thấp cổ bé họng, những người luôn bị lừa hết lần này đến lần khác. Các vị quan tham thì chỉ quan tâm đến túi tiền của họ và tìm đủ mọi cách che đậy sự thật, lừa phỉnh, bưng bít người dân bằng đủ mọi thủ đoạn và phương tiện mà họ có trong tay.
Kim Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Cho “trảm” lính Ba Dũng, ông Tổng tính “chơi” Ba Dũng tiếp hay sao?
>>> Phẩm chất “vĩ đại” nào đưa Đại Tướng Tô nổi tiếng thế giới?
Ngân hàng nhà nước liên tục bơm ròng tiền ra thị trường nhưng khả năng thanh khoản vẫn đóng băng, chỉ dấu đáng sợ của nền kinh tế