Link Video: https://youtu.be/r-4oAWhbe3s
Có thể nói trong hai ngày qua, ngành xăng dầu thuộc Bộ Công thương đã làm cho xã hội giật lùi về thời bao cấp. Cảnh tượng tem phiếu tưởng chừng như đã đi vào lịch sử, mà giới trẻ hiện nay không bao giờ được nhìn thấy nay được tái hiện. Tại thành phố lớn nhất cả nước, người dân phải xếp hàng để được đổ xăng kiểu định mức 30 ngàn đồng mỗi bình xăng. Một tình trạng tồi tệ chưa bao giờ xảy ra trong 3 thập kỷ qua.
Bộ Công thương là cơ quan phải chịu chịu trách nhiệm vì chuyện này đã manh nha từ nhiều ngày trước. Thực tế từ ngày 3 Tháng Mười, lượng xăng dầu mà cây xăng nhập về đã là nhỏ giọt. Các công ty cung ứng xăng dầu đầu mối đã bán ra số lượng hàng cầm chừng, hoặc không đủ cầm chừng cho các cây xăng với chiết khấu không đồng, hay chiết khấu âm.
Được biết, suốt 3 quý qua và qua tới quý IV, giá chiết khấu ngay cả khi xăng ở đỉnh giá vẫn chỉ vài trăm đồng. Hiếm lắm mới thấy lên hơn 1.000 đồng, vậy giá xăng cực điểm, cây xăng không lãi, dân rên xiết, vậy ai lãi? Để xảy ra hệ luỵ hơn 20% cây xăng tại thành phố trọng điểm kinh tế lớn nhất nước “khát” xăng là trách nhiệm của Bộ Công thương.
Trách nhiệm này phải chỉ đích danh ông Nguyễn Hồng Diên – Bộ trưởng Bộ Công thương. Tuy nhiên, với tình hình thê thảm này, ông Diên vẫn cố khẳng định không thiếu xăng, nhưng thực tế thì ngay cả cây xăng chịu lỗ mua xăng đổ vào bồn bán cho dân thì vẫn không mua được xăng. Vấn đề này đã được cảnh báo từ một tháng trước, khi Bộ Công thương rút giấy phép của 5 doanh nghiệp đầu mối phía Nam.Trong kinh doanh, biết trước thông tin một vài giờ đã có thể thay đổi cục diện. Bộ trưởng được cảnh báo trước một tháng mà dân còn phải xếp hàng, đội mưa đổ xăng.
Vụ án này sẽ là vụ án nghiêm trọng không thua gì vụ Việt Á, nó đưa đời sống người dân đến khốn cùng và đưa nền kinh tế đất nước đến bờ vực sụp đỏ. Người chịu trách nhiệm trước hết là ông Bộ trưởng Bộ Công an Nguyễn Hồng Diên, và người liên đới chịu trách nhiệm với ông Diên là Bộ trưởng Bộ tài Chính. Bởi việc nhập xăng và quy định giá bán nó là trách nhiệm liên ngành. Tuy nhiên, khi thấy tình hình ngày một nghiêm trọng, ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã đổ hết trách nhiệm cho ông Nguyễn Hồng Diên như Bộ Tài Chính không liên quan vậy.
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đã réo tên cả hai ông Bộ trưởng trong vấn đề trách nhiệm trong việc cung cấp xăng dầu. Tuy nhiên, theo một số ý kiến đánh giá rằng, bản chất của quan chức Cộng Sản là đổ lỗi. Thông thường cấp trên đổ lỗi cho cấp dưới, tuy nhiên ông Hồ Đức Phớc và ông Nguyễn Hồng Diên là ngang cấp nên có thể gọi là đánh bùn sang ao hoặc đổ lỗi cũng đúng.
Công bằng mà nói, trong hai ông Bộ trưởng thì trách nhiệm ông Bộ trưởng Bộ Công thương nặng hơn. Vì thế khi bị ông Hồ Đức Phớc đổ lỗi, tạm thời ông Nguyễn Hồng Diên chưa phải ứng vì lỗi của ông là nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nếu tình hình ngày một nghiêm trọng thì hai ông này sẽ choảng nhau là điều khó tránh khỏi.
Nếu là những ông Bộ trưởng có trách nhiệm thì trong khủng hoảng, thường phối hợp nhau để giải quyết thì mới gỡ được khó khăn, còn cứ choảng nhau hay đổ lỗi cho nhau thì khó khăn lại càng khó khăn mà người chịu thiệt vẫn là người dân.
Vụ thiếu xăng là vô cùng nghiêm trọng, rồi sau vụ này, e rằng không ông Bộ trưởng nào còn vững trên ghế. Mỗi ông la mà giữ ghế khi tiêu cực có liên quan xảy ra. Khi vụ án Việt Á nổ ra, cả ông cựu Bộ trưởng Bộ khoa học – Công nghệ Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đều bị cho “rớt đài”. Vì thế nếu vụ thiếu xăng ngày một nghiêm trọng, e cả hai ông bộ trưởng cùng rớt đài chứ chẳng ai vững vàng trên ngai của mình được.
Bảo Trâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Mất an ninh năng lượng, xã hội Việt Nam náo loạn, chuyện gì đang xảy ra?
>>> Đời dũng tướng như phế, sau hội nghị TW6 anh Tô lại bế tắc?
>>> Để loạn xã hội vì hết xăng, Hồ Đức Phớc tránh né và đẩy trách nhiệm sang Nguyễn Hồng Diên?
Ôm hận như núi, Nguyễn Thành Tài quyết lôi trùm ăn đất Lê Hoàng Quân vào tù!