Phúc chủ tịch bị xem thường như “phó thường dân”, ai đã “sỉ nhục” ông?

Link Video: https://youtu.be/dNaNfqKgq4g

Lâu nay, hãng Việt Nam Airlines là hãng hàng không được chỉ định thực hiện các chuyến bay công vụ cho nguyên thủ quốc gia. Ở các nước giàu, họ có chuyên cơ dành riêng cho nguyên thủ, nhưng nước nghèo như Việt Nam thì máy bay có thể được trưng dụng làm chuyến bay chuyên cơ cho nguyên thủ khi cần. Và xưa nay không có tiền lệ nguyên thủ quốc gia đi nước ngoài bằng máy bay thương mại.

Việc một nguyên thủ đi công tác nước ngoài bằng chuyên cơ nó nói lên bộ mặt quốc gia đấy. Việc ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mới đây đi sang dự đám tang của cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe bằng máy bay thương mại là điều bất thường. Việc này xem như Bộ Chính Trị đang xem thường ông Chủ tịch nước quá mức, đồng thời bay thương mại là bay chung với thường dân liệu có đảm bảo an toàn cho ông Chủ tịch nước hay không? Đó là câu hỏi mà nhiều người cần cơ quan chức năng giải thích.

Hàng triệu thường dân bay chuyến bay thương mại, việc ông Nguyễn Xuân Phúc phải bay chuyến bay thương mại như vậy khác nào ông bị xem như “phó thường dân”? Dù là chủ tịch nước có tính biểu tượng không có thực quyền thì ông cũng cần được tôn trọng chứ không phải bị xem thường như thế.

Cách hành xử của chính quyền Cộng sản với ông Chủ tịch nước giống như họ đối đãi với những người bị thất sủng của chế độ. Ông Nguyễn Xuân Phúc trước đây hay ông Nguyễn Xuân Phúc hiện nay vẫn là ông, thế nhưng khi làm Thủ tướng được Đảng bố trí chuyên cơ, nay, trước thềm Hội nghị Trung ương 6 ông lại đi thăm viếng cấp nhà nước bằng chuyến bay thương mại.

Hình: Ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Ngày 25 Tháng Chín, báo chí đồng loạt đưa tin ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường tới thủ đô Tokyo – Nhật Bản trên một chuyến bay thương mại. Ông thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam dự Lễ Quốc tang cố Thủ tướng Abe Shinzo.

Đi với ông Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước đã rời sân bay quốc tế Nội Bài trên một chuyến bay thương mại, lên đường sang Nhật Bản dự Lễ Quốc tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại thủ đô Tokyo, từ ngày 25 đến 28-9.

Tháp tùng ông Nguyễn Xuân Phúc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Tham gia đoàn còn có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Ngô Lê Văn; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi và trợ lý Chủ tịch nước Bùi Huy Hùng. Nói chung lực lượng khá hùng hậu.

Hình: Hai nhân vật đang muốn thay ghế Chủ tịch nước

Những ngày gần Hội nghị Trung ương 6, người ta đang đặt dấu hỏi to tướng về sinh mệnh chính trị của ông Chủ tịch nước. Và đây là chuyến đi viếng đám tang nhưng lực lượng lại rất hùng hậu là cho nhiều người đặt câu hỏi.

Do công việc tang lễ nên phía Nhật cũng không tính đến chuyện làm ăn hay ký kết gì với Việt Nam trong những ngày tày. Nhiều người cho rằng, rất nhiều người trong đoàn công tác của ông Chủ tịch nước sang Nhật không biết làm vai trò gì? Vả lại chỉ cần một người đứng đầu nhà nước đi viếng, hay cùng lắm là ông Chủ tịch nước đi cùng đoàn tùy tùng thuộc văn phòng Chủ tịch nước đi theo là được.

Không biết ông Tổng có tác động gì vào chuyến đi này hay không? Và ai mới có thể làm cho một ông Chủ tịch nước bị đối sử như phó thường dân? Và ai mới là người có động cơ mạnh nhất làm cho ông Chủ tịch nước phải mất mặt như vậy? Có lẽ người đó phải là người có quyền lực rất lớn, lớn hơn cả ông Chủ tịch nước.

Theo một số tin đồn những ngày gần đây, ông Chủ tịch nước bị quản thúc. Chuyến bay ra nước ngoài của ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mục đích là xua tan tin đồn, nhưng rồi lại tạo cho người dân sự nghi ngờ khác. Đó là sự nghi ngờ gì? Xin mời xem bản tin sau sẽ rõ.

Hình: Chủ tịch nước bị xem thường như phó thường dân

Bảo Trâm – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Thủ Phạm đang chỉnh đôi “găng đấm bốc”, Tổng làm gì được?

>>> Tô Đại “muốn ghẹo” hay muốn “bắt nạt” bà Đào Hồng Lan?

>>> Một vết nhơ khó rửa và số phận Phạm Bình Minh

Tổng lên gân cổ hát nhưng hụt hơi, liệu sức khỏe ông Tổng “có chi mô”?