Link Video: https://youtu.be/5HVa2TefRRs
Tô Lâm sinh năm 1957, hiện nay là đúng 65 tuổi. Tuổi 65 là tuổi giới hạn, nếu không chui vào Tứ trụ thì bất kỳ ai cũng phải về vườn dù cho đang là Ủy viên Bộ Chính Trị. Đây là giới hạn được Đảng Cộng sản quy định trong Điều lệ Đảng. Tuy nhiên, nhóm Tứ Trụ thì ngoại lệ, được xét thêm “suất đặc biệt” để có thể ngồi lại nhiệm kỳ sau. Người hưởng suất đặt biệt nhiều nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, ông đã hưởng 2 lần.
Ông Tô Lâm là con nhà nòi, ông là con trai cả của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Tô Quyền, cựu Giám đốc Công an tỉnh Hải Hưng,cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông và Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng.
Về chiến công thì cha của ông Tô Lâm hơn ông, nhưng về thành tích leo cao thì hiện nay ông Tô Lâm đã hơn cha. Ông Tô Quyền là con người hung bạo nên được giao quản lý các trại giam và trường giáo dưỡng. Có người đánh giá, ông Tô Lâm giống cha ông về tính hung bạo và lạnh lùng nên nhờ đó mà được leo cao, được cất nhắc lên làm công cụ cho người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Có người đánh giá, ông Tô Lâm là mẫu người công cụ, không phải là người điều khiển. Có thể chức Bộ trưởng Bộ Công an là tốt nhất đối với bản thân ông, nếu leo cao hơn nữa ông Tô Lâm sẽ mất sở trường.
Ở vị trí Tứ Trụ, hoặc là bù nhìn, hoạch là người điều khiển những người khác chứ không ai trong Tứ trụ mà làm công cụ cho người khác được. Vì thế, ông Tô Lâm mà nhắm vào ghế Tứ Trụ là bỏ sở trường đi tìm sở đoản. Làm như vậy là lợi bất cập hại mà ông Trần Đại Quang là một ví dụ điển hình rõ nét.
Chính ông Trần Đại Quang cũng đã từng bỏ sở trường đi tìm sở đoản mà ông phải bỏ mạng. Thật ra khi ông Tô Lâm bị đưa ra khỏi ngành công an thì chẳng khác nào cá bị đưa ra khỏi nước, tuy dũng mãnh khi làm Bộ trưởng Bộ công an nhưng ông chỉ là con cá nằm trên thớt nếu ông là Chủ tịch nước.
Hiện nay ông Tô Lâm đang nắm nhiệm kỳ thứ 2 ở Bộ Công an. Không ai được quá 2 nhiệm kỳ trừ ông Nguyễn Phú Trọng, vì thế đến năm 2026, ông Tô Lâm dù muốn hay không cũng phải rời ghế Bộ trưởng Bộ Công an, và dù muốn hay không ông cũng phải rời Bộ Chính Trị nếu không giành được ghế Chủ tịch nước hôm nay.
Tham vọng chính trị trong con người ông Tô rất mãnh liệt, bị cho về vườn chắc là ông không cam, và đó là lý do tại sao ông Tô Lâm đang ráo riết chạy đua vào ghế Chủ tịch nước vào giữa nhiệm kỳ. Hội nghị Trung ương 6 sắp tới xem như là cơ hội cuối cho ông Tô Lâm nếu muốn vào tứ trụ, bởi theo đánh giá của một số người thì ông Nguyễn Xuân Phúc nếu trụ quan hội nghị Trung ương 6 thì khả năng rất cao ông Phúc sẽ ngồi lại ghế này đến hết nhiệm kỳ, bởi hồ sơ về những bê bối của vợ ông Nguyễn Xuân Phúc đã có đầy đủ trong tay mà không loại được ông đương kim chủ tịch nước thì xem như ông Tô Lâm thua ngay bây giờ.
Trong 4 ghế của Tứ Trụ, ông Tô Lâm không có khả năng tranh đoạt các ghế nào khác ngoài chiếc ghế Chủ tịch nước. Với lại, nếu muốn bứng gốc ông Nguyễn Xuân Phúc thì ngay bây giờ, ông Tô Lâm được nhóm lợi ích Ninh Bình ủng hộ nhiệt tình. Để đến cuối nhiệm kỳ e rằng, thế và lực sẽ khác.
Bộ Công an tuy là có quyền lực nhất nhì trong Chính Phủ, nhưng lịch sử cho thấy, ai nắm Bộ Công an đều không có cơ hội chọn những chiếc ghế quyền lực hơn trong Tứ Trụ mà chỉ có thể chọn ghế hạng bét, không hiểu sao như thế. Có lẽ bởi những con người đứng đầu Bộ Công an chỉ là những con người có sở trường làm công cụ cho kẻ khác chứ ít khi làm người điều khiển cuộc chơi. Tô Lâm sẽ có thể là Chủ tịch nước, nhưng ông sẽ mãi không thể làm chủ cuộc chơi. Có ý kiến nhận xét như thế.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Kịch chiến” trong Bộ Quốc Phòng, thế lực Tổng và thế lực Thủ làm chủ những nơi nào?
>>> Thảm án Yên Bái xưa, người ngã xuống kẻ trỗi dậy. Nhân vật bí ẩn ngày đó về Trung ương? Ai?
>>> Nuôi binh 3 năm, dụng binh 1 giờ. Nhóm “điệp viên” có âm mưu “tạo phản”?
“Tử huyệt” của Thủ Phạm lộ rõ, Tổng Trọng liệu có triệt được không?