Link Video: https://youtu.be/z5lEbaENlXI
Có một số ý kiến cho rằng, việc ông Trọng càm quyền sang nhiệm kỳ thứ ba làm cho đệ tử của ông mất kiên nhẫn, đặc biệt là đệ tử mà có khả năng ngồi vào ghế của ông nhất. Họ lo vì ông Trọng sẽ lật kèo loại họ ra khỏi cuộc chơi như ông đã từng loại Đinh Thế Huynh và Trần Quốc Vượng.
Ông Vương Đình Huệ là người cơ hội và lại có nhãn quan chính trị tốt, những toang tính của ông Huệ rất khéo léo nên khó làm cho đối thủ và cả đồng minh phát hiện. Nhờ đó mà ông Huệ vào Tứ Trụ nhưng về thành tích cũng còn khá “sạch” so với đối thủ.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng cứ bám ghế không chịu về hưu sớm càng tăng khả năng rủi ro đối với ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Rủi thứ nhất là ông Tổng Trọng có thể sẽ lật kèo và rủi thứ nhì là Phạm Minh Chính có thể sẽ gượng dậy sau vụ án AIC liên quan đến bà Nguyễn Thụi Thanh Nhàn.
Trong hai ngày 9 và 10-9-2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương đảng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhóm họp để giải quyết những vấn đề vô cùng nan giải trong đảng. Nói thẳng ra là họp để thanh trừng nội bộ. Với ông Trọng thì ông sẽ tìm cách hạ ai có thể đe dọa chiếc ghế của ông. Chưa có dấu hiệu cho thấy ông Trọng muốn “nhường ngôi” trong khi đó ông Trọng giữ ngôi càng lâu thì càng rủi ro cho ông Chủ tịch Quốc hội.
Thông tin rò rỉ sau cuộc họp cho biết, đã có những căng thẳng trong việc bàn cãi để chốt việc kỷ luật một vài Uỷ viên Bộ chính trị và các Uỷ viên trung ương đang nắm giữ những vị trí cốt cán. Vấn đề nhạy cảm này đã được đề cập trong phiên họp trước của Bộ Chính trị.
Đến thời điểm này, khi chuẩn bị bước vào tuổi 80, ông Trọng vẫn khư khư, không muốn chuyển giao quyền lực. Mới đây nhất, ông Trọng cho ban hành Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18-8-2022. Tại Quy định này, thẩm quyền của Bộ Chính trị lấn át, qua mặt cả Ban Chấp hành Trung ương, so với quy định cũ 105-QĐ/TW ban hành ngày 19 Tháng Mười Hai 2017.
Vương Đình Huệ ở hang Tứ Trụ, muốn đi tiếp chỉ có thể tranh chiếc vé tổng bí thư. Mặc dù được Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn, nhưng Huệ chưa lấy được đa số phiếu trong Bộ Chính trị. Và hiện nay sự hậu thuẫn đó có vẻ như không còn như trước đây nữa. Ông Tổng bí thư là kẻ thất thường, mà để đối phó với những hành động thất thường của ông Tổng thì ông Huệ chỉ có thể thất hường hơn. Hay nói đúng hơn là ông Huệ cần phải hành động trước khi ông Tổng đổi ý để tránh bị cho về vườn đột ngột như Đinh Thế Huynh.
Chính trường Việt Nam luôn sôi động, gay cấn. Các cuộc đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục và mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình. Cầm đầu các phe phái, cũng là ứng viên lãnh đạo tương lai, quyết đấu đá, tác động đến chính sách, để tranh giành ghế trong các cơ quan quyền lực cao nhất của đảng.
Hội nghị Trung ương 6 khoá 13 sẽ khai mạc vào đầu tháng 10-2022. Các bên sẽ dàn xếp, ngã giá ra sao tùy thuộc vào việc họ đấu đá trong giai đoạn trước đó thế nào. Trong lúc còn được ông Tổng tin tưởng thì ông Vương Đình Huệ cần “ném đá giấu tay” cho thật khéo léo để đẩy ông Tổng ra khỏi ghế, bởi, hiện nay mà khôn tranh thủ thì để cuối nhiệm kỳ đấu sao lại Phạm Minh Chính? Tuy Phạm Minh Chính bị dính sai phạm, nhưng nói cho cùng ông Chính dính sai phạm không nghiêm trọng bằng ông Nguyễn Tấn Dũng ở đại hội 12 năm 2011. Vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn sừng sững. Đấy là bài học cho ông Vương Đình Huệ. Để lâu sẽ không có lợi trước Phạm Minh Chính.
Đặc thù chính trị của Việt Nam, nhất là nhân sự cấp cao, luôn thể hiện qua những quan hệ nhập nhằng và phức tạp. Bề ngoài có vẻ họ là đồng chí nhưng bên trong thì đấu nhau chí tử. Cả phe ta cũng ganh đấu nhau chứ không hẳn chỉ là đối thủ mới đấu.
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Ngựa chiến” Đinh Văn Nơi bị cài vào thế “trên đe dưới búa”. Ông Nơi xử lý sao?
>>> Càng gần tới “ngày phán quyết” số phận Chủ tịch Phúc càng giống số phận Cố Chủ tịch Quang?
>>> Chiến công lẫy lừng, đại tá Đinh Văn Nơi lại bị “vắt chanh bỏ vỏ”?
Phúc chao đảo, Chính lao đao, Huệ âm mưu hạ Tổng?