Link Video: https://youtu.be/uky1ZeQywOw
Đã là tư lệnh ngành công an của một tỉnh thì không thể thoái thác nhiệm vụ, và ông Đinh Văn Nơi là người làm điều đó tốt nhất. Ở trong ngành công an và quân đội, dũng tướng chưa hẳn là tiến thân tốt, vì ngoài chiến công để leo cao, người ta còn nịnh nọt, tạo mối quan hệ bằng cách này hay cách khác để được cất nhắc.
Có hai cách để một đại tá Công an tiến về Trung ương, thứ nhất là làm đẹp thành tích với chiến công lẫy lừng, thứ nhì là dựa vào mối quan hệ, hoặc thậm chí là hạt giống đỏ. Ngày 9 Tháng Giêng 2005, ông lúc đó là bộ trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh từng là tay ngang được phong đại tướng để hợp thức hóa chức Bộ trưởng Bộ Công an mà ông đang nắm trong tay.
Ông Đinh Văn Nơi là một sỹ quan Công an với chiến công lẫy lừng nhưng tới nay ông vẫn chưa có cấp hàm tướng, đây là một bất công rất lớn, trong khi đó, trong quá khứ ông Lê Hồng Anh chẳng có thành tích gì trong ngành Công an nhưng vẫn hốt chiếc ghế bộ trưởng trước sự bất lực của các bị tướng tá lẫy lừng trọng Bộ này.
Như Thoibao.de đã phân tích, mẫu người như đại tá Đinh Văn Nơi và Nguyễn Bá Thanh là mẫu dũng tướng, thích hợp với vai trò công cụ chính trị hơn là những con người làm chính trị giỏi. Trong chế độ Cộng Sản, những con người làm chính trị giỏi là những kẻ cơ hội, lương lẹo, thủ đoạn hiểm và ủ mưu giỏi. Mẫu người như Đinh Văn Nơi là mẫu người ăn ngay nói thẳng, rất khó để lên được những vị trí cao.
Có người so sánh ông Vương Đình Huệ và ông Nguyễn Bá Thanh. Hai ông này đều là cánh tay đắc lực của ông Tổng bí thư thời kỳ đầu nắm chức vụ cao nhất Đảng. Ông Nguyễn Bá Thanh là dũng tướng, ăn ngay nói thẳng không ngại đối đầu với thế lực mạnh mẽ nào, riêng Vương Đình Huệ là mẫu người thâm hiểm, ăn nói giữ kẽ và né tránh động chạm các thế lực lớn. Kết quả, ông Nguyễn Bá Thanh đã được ông Tổng dùng làm công cụ để tìm kiếm sai phạm truất phế Nguyễn Tấn Dũng và hậu quả với ông Nguyễn Bá Thanh là quá thảm khốc.
Có người nói, nếu ông Nguyễn Bá Thanh không mất mạng thì ông Vương Đình Huệ không có cơ hội để tiến lên cao như hôm nay. Ông Vương Đình Huệ là người né tránh đối đầu nên trong vấn đề tranh đấu để lên cao trong nhóm thuộc hạ của ông Tổng, Vương Đình Huệ không đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, hầu hết dũng tướng đều gánh những thiệt thòi lớn.
Trở lại với vấn đề của Đinh Văn Nơi, ông Nơi trong tay ông Tô Lâm không khác gì ông Nguyễn Bá Thanh trong tay ông Tổng, tuy nhiên, về vị thế trên chính trường, ông Nơi còn rất thấp, chưa đủ tầm như ông Nguyễn Bá Thanh.
Về con người giữa ông Tổng Trọng và ông Tô Lâm thì mọi ưu việt đều dồn cho ông Tổng, ông Tô Lâm là dũng tướng võ biền, ông Tô Lâm rất nhẫn tâm, rất ác nhưng về mưu kế thì gần như ông không có. Ông Trọng dùng người có giao nhiệm vụ thì có thưởng, với điều kiện là hoàn thành tốt. Ông Vương Đình Huệ không có thành tích gì nổi nhưng ông cũng khôn ngoan né tránh những điều cấm kỵ của ông Tổng thế là ông tiến thân vì được ông Tổng nâng đỡ. Tuy nhiên với ông Tô Lâm thì không như vậy, ông dùng Đinh Văn Nơi chỉ cốt để thực hiện nhiệm vụ khó cho ông, và sau đó có thể ông vứt công cụ không thương tiếc.
Người ta nói, thà làm lính cho cvon người như ông Tổng thì cơ hội lên cao rõ rệt, nhưng làm lính cho Tô Lâm thì rất khó để được như vậy, nếu thấy hết giá trị lợi dụng thì ông Tô sẽ bỏ rơi. Đó là cách đánh giá con người ông Tô Lâm của một số người có uy tín.
Tiến thân có nhiều cách, nhưng Đinh Văn Nơi chỉ có một cách là lập công, và vì không còn cách chọn lựa nào khác nên ông phải chiến. Chính sự mạnh mẽ đó cũng sẽ mang cho ông những thứ bật về sau nếu ông làm tốt nhiệm vụ Tô Lâm giao, còn nếu vì lí do nào đó mà ông không làm nổi thì ông sẽ bị “vắt chanh bỏ vỏ” là điều khó tránh khỏi.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Thanh Nghị đi nước cờ chính trị “táo bạo”. Một nước cờ hiểm nhưng hiểm với ai?
>>> “Bom nổ” ở Bộ Y tế, các bộ trưởng về hưu đang vào tầm ngắm?
>>> “Đinh Văn Nơi đã ra đòn đầu tiên ở Quảng Ninh. “Mệt” cho ông Chính?
“Ngựa chiến” Đinh Văn Nơi bị cài vào thế “trên đe dưới búa”. Ông Nơi xử lý sao?