Link Video: https://youtu.be/M6iA4ebZerc
Vào lúc 18 giờ 15 phút ngày 5 Tháng Chín, Báo Tuổi Trẻ đưa tin “Bộ Chính trị sẽ giới thiệu nhân sự bầu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”
Theo quy định 80, Bộ Chính trị sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ, chuẩn bị và giới thiệu nhân sự xem xét bầu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Ông Võ Văn Thưởng vừa Thường trực Ban Bí thư đã thay mặt Bộ Chính trị ký quy định 80 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Quy định gồm 6 chương, 34 điều nhằm thay thế cho quy định 105 của Bộ Chính trị ban hành năm 2017.
Nội dung quy định quản lý cán bộ gồm phân cấp quản lý cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái.
Phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chế độ, chính sách cán bộ; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác cán bộ và cán bộ.
Về phân cấp quản lý cán bộ, quy định 80 nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy trực thuộc Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương…
Quy định nêu rõ về phân cấp quản lý cán bộ đối với trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Chính trị quyết định chủ trương, chính sách về công tác cán bộ và cán bộ theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung
Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến hội nghị Trung ương 6, Bộ Chính Trị bất ngờ công bố Quy định 80 là nhằm mục đích gì? Đấy là câu hỏi mà mọi người đang đặt ra. Liều rằng ông Nguyễn Phú Trọng có xin rút hay không? Bởi nếu các chân khác trong Tứ Trụ rút thì 3 trụ còn lại không biến động nhiều, nhưng vị trí ông Tổng rút thì ắt sẽ xáo trộn 3 chân trụ còn lại, bởi vì 3 chân trù lại đều đang chạy đua khốc liệt vào chiếc ghế Tổng bí thư của ông Trọng.
Còn hơn một tháng nữa là còn chiến, cho nên chưa biết ai sẽ thay thế ông Tổng bí thư, và cũng có khả năng ông Tổng Bí Thư không chịu rút thì lại không có gì biến động. Và giả sử như ông Tổng Bí Thư rút thì ông tự rút hay ông bị ép về vườn giữa nhiệm kỳ, đấy là vấn đề người ta đang đặt câu hỏi lớn.
Từ hội nghị Trung ương 5 trước đây đã có tin tức là ông Tổng bí thư sẽ rút nhưng đến giờ phút chót, ông vẫn bám lại chiếc ghế quyền lực của ông. Tuy nhiên, lần trước chỉ là tin đồn, còn lần này là Bộ Chính Trị đang có động thái rõ ràng, động thái này được ngầm hiểu là bước chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 6 sắp diễn ra sau hơn một tháng nữa.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người khó lường, ông làm cho các quan chức lớn trng Bộ Chính Trị hỏng ăn lần này đến lần khác. Việc chuẩn bị như thế này xem ra rất nhiều kẻ mong đợi, bởi hiện nay rất nhiều củi gộc đang đua nhau vào lò thì nếu ông Trọng ngồi lại ghế Tổng bí thư càng lâu thì càng có nhiều quan chức cỡ bự “thành than”.
Tình hình chính trị trong Bộ Chính Trị rất khó đoán, sắp tới có thể biến động lớn, không biết những ứng cử viên cho chiếc ghế Tổng Bí Thư sẽ chiến như thế nào, chờ thì sẽ rõ.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bà Đào Hồng Lan đã khiến được ông Thủ và làm ông Thủ “bối rối”?
>>> Đoàn Ngọc Hải lại làm tất cả vì Thích Trúc Thái Minh! Tình cảm giữa họ có gì “đặc biệt”?
>>> Chủ tịch Quốc Hội Huệ Vương xem đạo đức cách mạng là “giẻ rách”. Ông Tổng nuôi đệ tử thất bại?
Ganh nhau từng tí, Huệ Vương “đá giò” Chính, Chính nuốt bồ hòn làm ngọt