Link Video: https://youtu.be/1cFiQr43ykE
Bộ Y tế hiện nay có 4 thứ trưởng thì hết 2 thứ trưởng dính đến kỷ luật đó là ông Đỗ Xuân Tuyên và Nguyễn Trường Sơn. Hai ông này giờ như đang bị án treo, không biết tù tội lúc nào. Trong khi đó 2 thứ trưởng còn lại là Trần Văn Thuấn và Nguyễn Thị Liên Hương thì không đủ tiêu chuẩn để lên Bộ Trưởng, theo Bộ Chính trị là như vậy. Vì thế nên mới chuyển bà Đào Hồng Lan không có chuyên một ngành y về làm Bộ trưởng Bộ ý tế.
Trong Bộ y tế, có người sai phạm động trời nhưng không sao, nhưng có người dính sai phạm là đi tù, mà cụ thể nhất là ông thứ trưởng thời bà Nguyễn Thị Kim Tiến làm Bộ trưởng là ông Trương Quốc Cường, và mới đây là ông Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long. Vậy nên người ta mới nói, trong Bộ y tế, tội nặng nay tội nhẹ không quan trọng mà là mối quan hệ mạnh hay yếu mới quan trọng.
Bộ y tế là mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền. Các doanh nghiệp nhập hàng thuốc và dụng cụ ý tế muốn làm được thì phải được cấp giấy phép. Có giấy phép trong tay dù chẳng có đồng vốn nào, cũng dễ dàng kêu gọi vay mượn hỗ trợ vốn.
Mà muốn có giấy phép thì phải có quan hệ, có đỡ lưng, có chung chia phần trăm. Việt Á là một ví dụ, chỉ là một công ty nhỏ được chống lưng bỗng nhiên thành đối tác nghiên cứu với học viên quân y trong dự án mà nhà nước tài trợ. Rồi giấy chứng nhận sản xuất, giấy phép lưu hành, công nhận chất lượng…sau đó tiền đến ào ào cả ngàn tỷ. Giấy phép phải có người cấp cho, người cấp ở đây là bộ trưởng. Đây là cơ hội rất lớn cho bà Lan “làm ăn kinh tế”.
Bởi tờ giấy phép nhập khẩu, lưu hành, sản xuất…đẻ ra nhiều tiền như vậy, nên việc cấp phép sẽ bị chi phối nhiều thứ. Liệt kê là tiền lại quả, tiền phần trăm….còn là hứa hẹn thăng chức, lá phiếu ủng hộ khi bâù bán, kết thêm phe cánh tăng sức mạnh. Nếu là tiền thì do phía dưới dâng lên, nếu là chức quyền là do cấp trên ban xuống. Tiền lại quả do đối tác, cấp dưới dâng lên có thể tuỳ hoàn cảnh, ngon thì đớp mà xương thì để đó tính sau. Còn hứa hẹn của cấp trên thì khó lòng thoái thác, vì không chiều lòng sợ sẽ bị trừng phạt. Những cái khó này đâu dựa vào chuyên môn, dựa vào bằng cấp mà giải quyết được. Cho nên làm bộ trưởng một ngành nào đó mà có chuyên môn cũng tốt, không có chuyên môn cũng chẳng sao, cốt yếu là phải khôn ngoan biết cân nhắc tiến lùi, chiều lòng các phe sao cho hợp lý. Những yếu tố này đôi khi được diễn giải rất kêu là bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, phẩm chất người cán bộ đảng viên gì đó.
Ông Nguyễn Thanh Long có trình độ giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành y. Hầu hết quá trình làm việc đều không để điều tiếng gì, tuy nhiên vừa về Bộ Y tế chưa bao lâu thì ông phải vào tù vì cấp phép cho Việt Á.
Những giấy phép cấp cho các doanh nghiệp là cái bẫy, nếu biết chuyên môn, bà Đào Hồng lan có thể sẽ biết mà tránh những trường hợp nhập hàng thuốc giả. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã để VN Pharma tuồn thuốc giả vào Việt Nam nhưng không bị pháp luật sờ gáy, nhưng liệu một sai lầm tương tự xảy ra với bà Đào Hồng Lan thì bà Lan có thoát được như bà Tiến hay phải chịu chung số phận như người tiền nhiệm của là là Nguyễn Thanh Long.
Về nguyên tắc, vị trí của bà Lan không cần chuyên môn cũng làm được, nhưng có chuyên môn vẫn hạn chế rủi ro hơn vì khó bị cấp dưới qua mặt. Vì thế nếu bà lan ngồi vào ghế bà Tiến thì bà Lan có nguy cơ mắc sai lầm cao hơn. Hiện nay Bộ Chính trị không tin ai trong Bộ Y tế cũng có lý do của nó. Bởi nơi đây những lãnh đạo sai phạm nhiều lắm. Mà nắm những thuộc hạ như thế này thì khi lính làm sai thủ trưởng lại lãnh hậu quả thì khổ. Có thể nói, bà Đào Hồng Lan đang lọt vào nơi khá nhiều cạm bẫy, không khéo thì “chuốc họa vào thân”.
Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đại gia Cường Đô La đang bị Tất Thành Cang réo gọi. Đại gia siêu xe có gặp gỡ sếp Cang không?
>>> Móc đường dây cấu kết của phó thủ Lê Văn Thành. Coi chừng lại “nhào đầu” như Tất Thành Cang!
>>> Rơi vào vào thế “thập diện mai phục”, gay go cho Tô Lâm. Quốc hội đang đưa anh Tô lên thớt!
Để đối phó với cạm bẫy trong Bộ Y tế bà Đào Hồng Lan đi chiến thuật gì?