Link Video: https://youtu.be/fMapD7-ZVWg
Vụ Án Thủ Thiêm lại một lần nữa rơi và bế tắc. Ông Nguyễn Phú Trọng sai Phan Đình Trạc vào Nam khơi lại sai phạm Thủ Thiêm. Hòa giải được tổ chức để lần nữa dùng ý dân đập vào sai phạm Nguyễn Văn Đua nhưng cuối cùng thất bại. Bà con Thủ Thiêm vẫn tức tưởi khóc trong khi kẻ gây ra nỗi oan kia lại nhở nhơ.
Chiều ngày 17/6, ông Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy chủ trì buổi đối thoại với 20 người đại diện các hộ còn khiếu kiện liên quan ranh quy hoạch 5 khu phố thuộc 3 phường An Khánh, Bình An, và Bình Khánh tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trước đó, ngày 27/11/2020 Phó tổng Thanh Tra Chính Phủ Đặng Công Huẩn chủ trì lần đối thoại đầu tiên với 50 hộ dân ở diện tích đất nói trên, song không đạt kết quả mong muốn. Năm 2021, Thanh Tra Chính Phủ công bố kết luận 1169 khẳng định thửa đất các hộ dân còn khiếu nại nằm trong ranh quy hoạch, tức việc thu hồi đất đúng quy định.
Tại buổi đối thoại, đại diện các hộ dân lần nữa bày tỏ không đồng tình với nội dung kết luận 1169. Lập luận chính của họ vẫn là bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5000 (theo Quyết định 367 của Thủ tướng ngày 4/6/1996) đã mất nên không đủ cơ sở để xác định ranh quy hoạch; các bản đồ được TTCP dùng làm căn cứ kết luận là không phù hợp quy định vì chứng cứ phải là bản gốc.
Người dân đặt ra hàng loạt câu hỏi như: nguyên nhân mất bản đồ và yêu cầu xử lý sai phạm nếu có; căn cứ nào để TTCP kết luận khi các bản đồ làm căn cứ không phải bản gốc; dùng bản đồ “đi mượn” của nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Viết Thanh để kết luận có đúng quy định không… Người dân cũng yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp chi tiết bản đồ ranh thực địa làm cơ sở để thu hồi đất của dân.
Cuộc đối chất nhiều lần bị gián đoạn vì người dân và ban tổ chức mâu thuẫn trong phương thức đối thoại. Nhiều người bày tỏ sự bức xúc, phản biện lại ý kiến của đại diện bộ ban ngành, mong muốn được nêu hết ý kiến, nhưng chủ tọa đề nghị dành thời gian để các cơ quan chức năng trả lời câu hỏi.
Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp liên tục đề nghị bà con tôn trọng chủ toạ và yêu cầu tắt micro để ngắt lời, dành thời gian cho cơ quan chức năng giải đáp. Tuy nhiên, trước hàng loạt câu hỏi của người dân, đại diện cơ quan Trung ương đều chỉ ghi nhận, tiếp thu và xin trả lời sau. Như vậy là đối thoại thất bại. Nguyên nhân là Quyết định Quy Hoạch được ký bởi Nguyễn Văn Đua.
Như vậy xem ra lần này ông Nguyễn Văn Đua vẫn bình an vô sự, người thất bại vẫn là người dân Thủ Thiêm. Với sai phạm mười mươi như thế mà năm lần bảy lượt ông Trọng giải quyết không xong. Ông Trọng vốn rất mạnh so với những quan chức gốc Bắc, nhưng với những quan chức Miền Nam thuộc loại “tép riu” như Nguyễn Văn Đua thì cho tới giờ ông Trọng vẫn bó tay. Không biết nên gọi ông Trọng là hổ thật hay hổ giấy.
Tuy Nguyễn Văn Đua đã về hưu từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn thách thức thế lực chính trị mạnh nhất cũng có cái lý của nó. Nếu ông Nguyễn Văn Đua bị khui thì ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân cũng ngã nhào theo. Đó là lý do ông Nguyễn Văn Đua vẫn mạnh.
Nếu ông Trọng làm gì cũng có liên minh thì nhóm ăn đất Sài Gòn cũng có liên minh. Vì lợi ích tương đồng, họa cũng dính chùm nên buộc Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân và Lê Thanh Hải lên kết lại. Người ta nói “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hàng núi cao” là vậy. Thế chân vạc Hải – Quân – Đua đang thách thức sức mạnh của Nguyễn Phú Trọng. Đã nhiều năm nay, vụ án Thủ Thiêm cứ thách thức Nguyễn Phú Trọng mà cuối cùng ông Trọng cũng chẳng làm gì được. Điều này cho thấy sức mạnh chính trị của Nguyễn Phú Trọng cũng không phải là tuyệt đối. Có lúc ông cũng bất lực mà thôi. Ông Đua vẫn ngạo nghễ đấy, ông Trọng làm gì được ông ta?
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Kinh! Được ăn chia 4000 tỷ vẫn còn đói? Lẽ nào nhân viên Vietnam Airlines lại rửa tiền?
>>> Đập người ta thân bại danh liệt rồi khóc thương. Ông Nguyễn Phú Trọng là “cá sấu hoa cà”?
>>> Dám gài bẫy rồi lừa ông Trọng vào tròng. Ai chủ mưu trò chơi nguy hiểm này? Bật mí!
Quốc hội Việt Nam: Quyền bính ‘thực chất vẫn trong tay Đảng’