Nghi vấn 4 công nhân tử vong tại Thanh Hóa là do tiêm trộn Abdala và Vero cell.

Link Video: https://youtu.be/TOuMWNGbFgo

Việc 4 ca tử vong liên tiếp xảy ra tại Thanh Hoá sau khi tiêm vaccine Vero Cell của Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam.

2 trường hợp đầu đã tử vong vào lúc 0h45 và 08h45 ngày 24/11/2021.

Đến tối 24.11, thêm một công nhân tử vong.

Chiều 25/11, đã có thêm 1 công nhân tử vong.

Tất cả đều được tiêm mũi hai Vero Cell tại Trung tâm Y tế huyện Nông Cống, Thanh Hóa hôm 23/11.

Vaccine Vero Cell, của hãng nhà nước Trung Quốc Sinopharm, do Beijing Institute of Biological Products sản xuất tại Trung Quốc, là một trong tám loại vaccine mà Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trên Facebook cá nhân, ông Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học tại Đại học Nguyễn Tất Thành, nêu giả thiết là 4 công nhân này tử vong do tiêm trộn hai loại vaccine Abdala và Vero cell.

Nhận được một số thông tin phản ánh là các công nhân ở Kim Việt đã tiêm vaccine Abdala mũi 1 trước khi tiêm mũi 2 Vero cell, mình cũng kiểm tra lại thông tin thì đúng là báo chí cũng nhắc tới huyện Nông Cống được nhận Moderna và Abdala “cùng đợt”, nhưng không biết ngày chính xác.” Ông Lê Minh đưa thông tin.

Abdala chỉ có khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 là 14 ngày nên nếu vaccine này về Nông Cống trước ngày 8/11 là thời điểm trùng hợp với thời điểm mũi 2 tiêm Vero cell.

Tại sao việc tiêm trộn lại có khả năng dẫn tới sốc phản vệ?

Nghi ngờ này của mình là từ bản chất 2 loại vaccine cùng sử dụng tá dược nhôm hydroxit (trong Abdala dùng 0,3 mg, trong Vero cell dùng 0,22 mg) hay gọi tắt là alum. Alum được biết là có thể gây ra phản ứng dị ứng với các dị nguyên cùng được đưa vào cơ thể.

Khi con đường dị ứng trung gian được kích hoạt thì lần thứ hai tiêm vaccine cơ thể tiếp xúc dị nguyên một lần nữa thì phản ứng sẽ mạnh hơn lần đầu.

Trong quá trình phát triển vaccine thì những phản ứng như dị ứng cũng được quan tâm và điều chỉnh để giảm thiểu nguy cơ xảy ra, nhưng việc trộn 2 loại vaccine thì nguy cơ sốc phản vệ mức độ nguy hiểm có thể dễ xảy ra hơn.

Ảnh: Công ty TNHH Giầy Kim Việt ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa – nơi xảy ra sự việc 4 công nhân tử vong sau khi tiêm vaccine Vero cell

Nếu đây thực sự là nguyên nhân gây ra sự cố ở Thanh Hóa thì những điều tra về chất lượng, bảo quản, thực hành tiêm chủng với lô Vero cell sẽ không phát hiện ra điều gì bất thường.

Đây cũng mới chỉ là nghi vấn của cá nhân mình, hy vọng sẽ có bằng chứng để củng cố.” Ông Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học tại Đại học Nguyễn Tất Thành nêu giả thiết.

‘Cần ngừng tiêm Vero Cell lập tức’

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 26/11, TS Nguyễn Hồng Vũ từ Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ kiêm cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, cho rằng việc đã có 4 ca tử vong ở cùng một nơi “có thể khiến ông nghĩ tới lý do ‘chất lượng vaccine’“.

Việc cần làm ngay là ngưng tiêm vaccine Vero Cell và kiểm tra lại chất lượng, tạp chất, độc tố trong các lô vaccine này ngay lập tức,” TS Vũ nói.

Trong khi đó, GS Nguyễn Văn Tuấn từ ĐH New South Wales, Australia nói với BBC rằng nếu chỉ quan sát vài ca tử vong sau khi tiêm vaccine thì chưa đủ chứng cứ để nói đến mối liên hệ nhân quả giữa tiêm vaccine và tử vong.

GS Tuấn lý giải: “Chúng ta cần ghi nhận rằng xác suất tử vong liên quan đến Covid ở người chưa tiêm vaccine cao gấp 10-20 lần so với người đã tiêm vaccine.

Số người tử vong sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine chỉ chiếm dưới 1% tổng số tử vong, và trong số này đa số là người cao tuổi (trên 65) với 2 bệnh nền trở lên. Những bệnh nền phổ biến là tim mạch, tiểu đường, suy thận, và ung thư.

Ở Việt Nam, số ca tử vong mới được ghi nhận đa số xảy ra ở người đã tiêm vaccine Sinopharm hay Vero Cell. Nhưng xin nhấn mạnh rằng sự thật đó vẫn chưa đủ để nói rằng tử vong là do vaccine Trung Quốc, bởi những người tử vong có thể có nhiều bệnh khác mà chúng ta chưa biết.”

Dù vậy, GS Tuấn cũng có chung quan điểm rằng khi có hàng loạt ca tử vong như vậy thì “cần tạm ngưng tiêm vaccine Vero Cell và tiến hành điều tra.”

GS Tuấn chỉ rõ: “Cần phải có điều tra độc lập về chất lượng vaccine, từ khâu bảo quản đến khâu pha chế trước khi tiêm. Điều tra qui trình tiêm vaccine có đúng với các tiêu chuẩn đề ra hay không. Dĩ nhiên, cần phải xem xét kĩ tiền sử bệnh lý của những người tử vong.”

Không có những thông tin đó, rất khó tiếp tục chương trình tiêm chủng đại trà,” GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC từ Australia.

Các nguyên nhân có thể gây tử vong sau tiêm vaccine Covid-19?

Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, các vaccine Covid-19 nói chung có nguy cơ chung gây “sốc phản vệ” (anaphylaxis). Phản ứng này xảy khi người được chích ngừa “dị ứng mạnh” với thành phần có trong vaccine.

Tuy nhiên, chuyện này thường là rất hiếm vì các vaccine đã trải qua các giai đoạn nghiên cứu để giảm thiểu nguy cơ này. Nếu có xảy ra thì tối đa chỉ vài phần triệu,” TS Vũ nói.

Ngoài ra, mỗi loại vaccine Covid-19 thì lại có những nguy cơ riêng như chúng ta biết hiện nay,” TS Vũ giải thích thêm.

Chẳng hạn vaccine AstraZeneca, J&J với bản chất Adenovirus có nguy cơ rất nhỏ gây đông máu, vaccine Pfizer/BioNTech, Moderna với bản chất mRNA có nguy cơ nhỏ gây viêm cơ tim.

Khó bàn về vaccine Vero Cell vì các nghiên cứu về vaccine này so với các vaccine phương Tây là quá ít mà các kết quả không đồng nhất,” TS Nguyễn Hồng Vũ cho biết.

GS Nguyễn Văn Tuấn trong khi đó nhấn mạnh rằng loại vaccine của Trung Quốc ‘hiệu quả thấp’ hơn các vaccine khác của Anh, Mỹ.

Dữ liệu nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng vaccine Sinopharm và CoronaVac có hiệu quả thấp hơn vaccine phương Tây như Pfizer, AstraZeneca và Moderna.”

Chẳng hạn như một nghiên cứu ở Thái Lan trên 185 người cho thấy chỉ có 60% người được tiêm có lượng kháng thể đáng kể sau 1 tháng tiêm liều 2 liều CoronaVac. Con số này đối với AstraZeneca vaccine là 86%.

Điều đáng ngại hơn nữa là 3 tháng sau tiêm đủ 2 liều CoronaVac, chỉ có 12% là có lượng kháng thể đủ để chống lại nCov.

Hiệu lực của vaccine Trung Quốc có vẻ tuỳ thuộc vào độ tuổi. Ở người trẻ tuổi (20 – 39) CoronaVac giảm tử vong lên đến 83%, nhưng vẫn thấp hơn so với AstraZeneca (98%) và Pfizer (90%).

Tuy nhiên, ở những người 80+ tuổi trở lên, hiệu quả của CoronaVac chỉ 30% đối với những ca nhiễm nặng, và 45% giảm tử vong; con số này đối với AstraZeneca là 67% và 85%. Nghiên cứu này cho thấy rõ vaccine CoronaVac có hiệu lực kém hơn AstraZeneca.

Các ca tử vong khác sau tiêm vaccine Covid-19 tại VN?

Hôm 28/9 xảy ra một ca tử vong ở TPHCM sau khi tiêm vaccine Pfizer. Khi đó Sở Y tế TP.HCM nói kết luận ban đầu của các chuyên gia không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine.

Ảnh: học sinh từ 12-17 được tiêm vaccine ở TpHCM

Hôm 5/11, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra để xác định nguyên nhân một người phụ nữ trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

Nước láng giềng của Việt Nam, Thái Lan, hôm 4/11 công bố 3 ca tử vong “do tiêm vaccine Covid-19“, theo Bangkok Post. Trong đó 2 người do hội chứng đông máu và 1 người do số lượng tiểu cầu thấp.

Hàng chục trường hợp tử vong sau tiêm không xác định được nguyên nhân do không đủ thông tin.

Trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 mới đây nhất tại Thái Lan xảy ra hôm 24/11, một nam giới chết sau khi tiêm liều hai vaccine Moderna. Liều một là vaccine Sinopharm hồi đầu tháng Chín.

Hồi tháng 10, một sinh viên Thái Lan 20 tuổi chết sau khi tiêm liều hai AstraZeneca, liều một là Sinopharm.

Các trường hợp tử vong đều xảy ra sau khi tiêm vaccine ‘trộn’, liều một là Sinopharm của Trung Quốc và liều hai vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca, theo Bangkok Post.

Về các trường hợp này, GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC rằng “trước đây, một số giới chức y tế phương Tây không khuyến khích trộn vaccine. Nhưng sau này khi đã có kết quả nghiên cứu thì người ta đồng ý cho tiêm trộn vaccine như Pfizer và AstraZeneca. Còn trộn vaccine Vero Cell và AstraZeneca thì chỉ mới được triển khai ở Thái Lan.”

Tôi nghĩ trước những chứng cứ về hiệu quả tương đối thấp của vaccine Sinopharm hay Vero Cell thì việc tiêm thêm liều 3 vaccine AstraZeneca hay Pfizer cho những người đã tiêm 2 liều vaccine Vero Cell là hợp lý,” GS Tuấn nói trên BBC News tiếng Việt.

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> “Lưu manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai?

>>> VinFast và câu hỏi người Mỹ có tiêu dùng hàng Mỹ

>>> Những kẻ ‘núp váy’ hoa hậu, đánh lén, ‘rắc’ hận thù trong cuộc thi sắc đẹp

Người Việt ở Berlin: ‘Những hôm không lạnh, tôi ngủ ngoài đường’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT