Link Video: https://youtu.be/G5LbmrrcFpA
Mới đây một thầy giáo viết đơn xin nghỉ việc và nêu lý do rằng “tởm nhất là vấn nạn dối trá”. Đó là thầy giáo nói về môi trường giáo dục và những đồng nghiệp lãnh đạo của trường nơi mình công tác mà ông nói là có rất nhiều điều phi giáo dục.
Tuy nhiên vấn nạn dối trá không chỉ ở môi trường giáo dục mà có lẽ sự dối trá đáng ghê tởm nhất vẫn là ở chốn quan trường, nơi mà các quan chức vẫn luôn miệng học tập và làm theo tấm gương đạo đức này nọ…, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Câu chuyện sau đây là một minh chứng.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh khẳng định ông không hề nói trong dịch Covid-19 ‘chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc’ trong lúc một tờ báo đăng bản ghi âm để phản bác ông.
Mạng xã hội ngày 18/10 xôn xao khi báo Lao Động tường thuật khi phát biểu tại phiên thảo luận tổ kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh chiều ngày 18/10, ông Tấn đã nói: “Dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp gần 5 tháng qua ở TP Hồ Chí Minh nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc và khốn khổ vì dịch“.
Sang ngày 19/10, ông Tấn chính thức phát biểu với báo chí:
“Ý của tôi không phải như vậy. Tại anh em nghe không rõ nên mới đăng vậy. Tôi không nói câu ‘chưa có ai khốn khổ, khó khăn’ mà ý của tôi là ‘không để ai thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ’. Trách nhiệm của mình phải lo cho bà con như thế.”
“Trong đợt dịch vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã giải ngân gần 8.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn. Vậy tại sao lại viết chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc?
Có chứ, có mới chi 8.000 tỉ đồng, chưa có ai thiếu ăn sao lại phải chi 8.000 tỉ đồng? Việc chi hỗ trợ cho người dân 2 đợt là chính sách riêng, đặc thù của thành phố nhằm hỗ trợ khẩn cấp người dân gặp khó khăn. Tôi làm ngành lao động thì phải lo cho dân chứ không thể bỏ mặc dân trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay.”
Báo đăng bản ghi âm
Nhưng báo Lao Động cùng ngày 19/10 cho đăng lên trang web của họ bản ghi âm để khẳng định họ không đưa tin sai.
Báo Lao Động giới thiệu rằng tại đoạn ghi âm 2 phút 31 giây, ông Lê Minh Tấn khẳng định: “…Đánh giá trong gần 5 tháng qua dịch bệnh trên địa bàn TPHCM rất là ác liệt, kinh hoàng nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ…”.
Ngoài ra ở đoạn 3 phút 5 giây, theo tờ báo, ông Lê Minh Tấn còn nói: “…TPHCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Nhưng các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần cỡ đó, 8.000 tỉ đồng. Thành ra bảo đảm bà con thành phố chúng ta không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ…”.
Đến cuối ngày, ông Lê Minh Tấn chưa có phát ngôn nào về bản ghi âm của báo Lao Động.
Được biết tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua, chính quyền đã chi khoảng 10 triệu lượt hỗ trợ qua ba đợt.
Từ cuối tháng 9, thành phố này triển khai gói hỗ trợ đợt 3 với kinh phí khoảng 7.300 tỉ đồng.
Về sự cố liên quan đến ông Lê Minh Tấn, Facebooker Lê Huyền Ái Mỹ đưa ra bình luận như sau:
Ông Tấn nên xin lỗi!
Trước lời phủ nhận vào trưa nay, “tôi không nói chưa có ai bị khốn khổ, khó khăn mà là không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ”, được rải khắp các tờ báo thành phố; chiều tối nay, báo Lao động công bố bản ghi âm, minh định một lần nữa phát biểu của “chính chủ” mà tờ báo đã tường thuật ban đầu.
Khổ, không những một mà hai lần, giám đốc sở Lao động-thương binh-xã hội khẳng định “đến giờ này/ đảm bảo bà con thành phố/chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ…”.
Tôi có mấy suy nghĩ sau:
1 – Đặt trong văn cảnh, sau câu khẳng định “chưa ai thiếu ăn thiếu mặc” là “thông điệp” ngợi ca, tán tụng nhau: “Chúng ta đứng từ góc độ như thế mới thấy được sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở ngành, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, mạnh thường quân”.
Dĩ nhiên, trong đó có Nghị quyết 09 của HĐND TP – “sớm nhất so với Chính phủ” – cú ghi điểm với bà chủ tịch HĐND TP đang điều hành phiên thảo luận.
Dĩ nhiên, trong sở ngành hẳn là có sở ông Tấn.
2 – Có lẽ vì nghĩ đây là phiên thảo luận tổ, không phải thảo luận hội trường nên ông Tấn đã hơi khinh suất chăng? Trước làn sóng phản ứng của dư luận, ông đành “nhắm mắt” phủ nhận, chắc cũng liều mình “biết đâu không lưu bằng cớ”. Hông dè…cú này anh Hai Củ Chi sập bẫy của chính ảnh!
3 – Một người như ông Tấn, càng giữ ổng lâu trên chiếc ghế ấy càng kỳ quặc cho tổ chức, càng “tội” cho ổng, khổ cho dân. Bình thường, không dịch giã gì, đã đủ thứ chuyện, mà gần đây nhất là cú sai phạm tày trời của cán bộ Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP HCM (trực thuộc Sở Lao động -Thương binh -xã hội TP HCM). Ông Tấn vẫn bình chân.
Vào thời dịch, không phủ nhận Sở này cùng với Mặt trận Tổ quốc TP đã nỗ lực thực hiện các gói an sinh. Thiếu sót, chậm trễ là có. Nhưng vừa đi “xin”, về đi “chia”, trong một “hệ thống chính trị” mà chỉ khi lâm cảnh dịch bệnh mới thấy “kháng thể” rất lỏng lẻo, yếu nhược thì những bất cập là điều hiểu được, thấy trước được.
Song, với tất cả những gì đã xảy ra lồ lộ trước mắt, mà người làm công tác lao động-xã hội lại càng tận mắt chứng kiến thì hai lần khẳng định “không ai thiếu đói” là một sự phủ nhận bất chấp.
Nó không còn thuộc về kỹ năng nhận biết – để đổ lỗi “nhớ nhớ quên quên”, kỹ năng diễn đạt – nói ngọng, nói nhịu mà là đạo đức làm người -cán bộ: sự trung thực, nói đúng sự thật. Ông Tấn đã đánh mất.
Kỹ năng thì còn do học, không học khóa này thì học khóa sau. Còn nói lời thật, sống trung thực thì phải học và hành suốt cả đời mà người thầy vĩ đại nhất lại chính là… mình!
Giờ thì có lẽ, tốt nhất là một lời xin lỗi từ ông Tấn vì đã nói không đúng sự thật. Xin lỗi cử tri, xin lỗi đồng bào thành phố, xin lỗi cả “hệ thống chính trị” – nơi mà hai người đứng đầu Đảng bộ và chính quyền thành phố đều đã nhận lỗi trước nhân dân, xin nhân dân lượng thứ trong cuộc chiến phòng chống dịch- thì lý gì, một người gây ảnh hưởng xấu lên tổ chức lại không nhận lấy trách nhiệm về mình!” FB Lê Huyền Ái Mỹ đưa ra nhận định.
FB Chế Quốc Long viết rằng:
Không hề có sự chuẩn bị, chủ động hỗ trợ hay cứu trợ đồng bào. Đến khi cuộc tháo chạy khỏi TPHCM lần thứ nhất, họ mới bàn đến chuyện cứu trợ.
FB Binh Hoang nhận xét:
Nó lộ rất rõ trình độ văn hoá “Quan lớn” lùn đến khó tin trong một bộ máy quản lí nhà nước có qui mô quốc gia – vì xét về dân số và thu nhập, thì TP HCM còn lớn hơn nhiều quốc gia ở Châu Âu!
“Ngu dốt, vô cảm, trí trá và hèn hạ” là nhận định của nhà văn Lưu Trọng Văn trên FB cá nhân của mình. Ông viết:
“Ở ông Tấn đã hội đủ các “phẩm chất” của một kẻ ngu dốt, vô cảm, trí trá và hèn hạ.
- NGU DỐT: Chỉ có kẻ tột cùng ngu dốt mới không nhận ra được sự thật thiếu đói, khốn đốn của hàng triệu người dân trong suốt nhiều tháng qua.
- VÔ CẢM: Trước những đau thương, mất mát của hàng triệu phận người nhưng ông Tấn không hề cảm thấy xót xa, thương cảm mà vẫn thản nhiên cho rằng “Chưa có ai thiếu đói, khốn khổ vì dịch”. Chỉ có kẻ máu lạnh mới thốt ra những lời như thế. Nếu không khốn khổ, thiếu đói thì tại sao người dân phải lũ lượt tháo chạy khỏi thành phố như thời gian qua?
- TRÍ TRÁ: Không những không thừa nhận điều mình nói, ông còn chối quanh, thậm chí đổ lỗi cho người khác, thì đó đích thị là kẻ trí trá.
- HÈN HẠ: Vì không dám thừa nhận điều mình nói nên ông là kẻ hèn.”
Tôi nghĩ, rất nên công bố băng ghi hình này để bí thư Nên và chủ tịch Mãi, hai người đang cố gắng tạo niềm tin của dân đối với lãnh đạo cao nhất của TP, phải có ngay kỷ luật con sâu Lê Minh Tấn đang phá huỷ hình ảnh lãnh đạo TP, để an dân.
Báo Lao Động, nơi công bố phát biểu của ông Tấn, có thể đề nghị cơ quan chức năng điều tra tội vu khống báo chí của ông Tấn, truy tố để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Ông Tấn còn chút thể diện nào đó thì xin lỗi dân SG và xin từ chức ngay. May ra với hành động này ông mới có được sự tha thứ của bà con SG.” Nhà văn Lưu Trọng Văn đưa ra kết luận.
Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trung Quốc tiếp tục xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia, nỗi lo cho Việt Nam
>>> “Chiếc áo cộng sản” bao giờ được cởi ra và vứt đi?
>>> Nỗi lo của người dân từ việc chống suy thoái của Đảng
Việt Nam không phải là của hồi môn của Đảng đem biếu tặng cho Trung quốc!
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT