Vì sao bây giờ mới yêu cầu sĩ quan quân đội kê khai tài sản?

Link Video: https://youtu.be/GsSMAeAnA1g

Theo dự thảo được Bộ Quốc phòng Việt Nam ban hành hôm 15/9, mọi sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công viên chức quốc phòng… sẽ phải kê khai tài sản, thu nhập…

Theo Bộ này, mục đích của việc ban hành dự thảo là để bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền kiểm soát của quân đội, để từng bước đẩy lùi tham nhũng, xây dựng quân đội trong sạch.

Thiếu tướng Lê Kế Lâm – nguyên Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 15/9, nhận định:

Hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm chống tham nhũng đến cùng. Do đó trong lực lượng vũ trang cũng không thoát khỏi có một số thành phần thoái hóa đã tham nhũng, vì vậy phải kê khai tài sản để phát hiện có tham nhũng hay không.”

Vì sao Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam đã có từ năm 2005, và Luật này đã sửa đổi năm 2018, đến năm 2020 Chính phủ còn ban hành Nghị định 130 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị… bao gồm cà quân đội và công an… Nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Việt Nam mới ra Dự thảo buộc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công viên chức quốc phòng… phải kê khai tài sản, thu nhập để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. (!?)

Liệu có phải quân đội không thuộc nhóm phải tuân thủ Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam trước đây?

Liên quan vấn đề này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm giải thích:

Theo tôi lực lượng vũ trang của Việt Nam không có quản lý riêng, mà đều do Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang theo ba nguyên tắc ‘Tuyệt đối, Thống nhất và Toàn diên’…

Đó là nguyên tắc lãnh đạo lực lượng vũ trang của Đảng CSVN. Nhưng phải nói, chống tham nhũng ở những năm trước, trước khi ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư thì có những cái không cương quyết và không chặt chẽ.

Do đó cho nên số người tham nhũng phát hiện ra ngày càng rõ ra… nên Đại hội 13 của Đảng quyết tâm chống tham nhũng, nếu không dân sẽ không tin.

Mà ông Trọng đã nói, dân mà không tin thì mất cả đảng lẫn chế độ. Cho nên phải cương quyết chống tham nhũng kể cả quân đội, công an.”

Ảnh: các tướng Quân đội dự hội nghị TƯ 13 hồi đầu năm 2021

Theo Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nếu Bộ Quốc phòng ra được Dự thảo buộc quân nhân kê khai tài sản thì quân đội đã chuyển biến và họ đã nghiêm túc thực hiện nghị quyết của đảng CSVN tại đại hội 13 vừa rồi.

Tuy nhiên, khi trao đổi với RFA tối 15/9, ông Vũ Minh Trí, trước khi về hưu giữ chức vụ Trung tá tại Tổng cục Tình báo quân đội – Tổng cục II, cho rằng, có nghịch lý trong phòng chống tham nhũng tại Việt Nam:

Có một nghịch lý, Việt Nam có Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ lâu rồi, nhưng hầu hết các vụ án lớn đưa ra xét xử thì hầu hết không phải tội tham nhũng. Mà chủ yếu là tội cố ý làm trái, vi phạm quy định… còn chỉ đích danh tội tham nhũng thì không.

Thí dụ gần đây nhất là vụ Thượng tướng Nguyễn Văn Hiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng không bị xử vì tội tham nhũng. Thế nên trong chuyện chống tham nhũng thì tôi thấy thật sự nói một đàng làm một nẻo.

Nếu nhìn vào các vụ án đã được xử thì có thể thấy kết quả gần như =0, vì nói theo kiểu TQ là đả hổ diệt ruồi… thì có bắt được con hổ nào đâu? Toàn là tội cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng…”

Nguyên thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến chính thức bị khởi tố vì liên quan trách nhiệm trong vụ án Đinh Ngọc Hệ, tức ‘Út Trọc’, Bùi Văn Nga và đồng phạm.

Ông Nguyễn Văn Hiến bị qui tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ theo khoản 3, Điều 360 Bộ Luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam.

Sau đó tại phiên phúc thẩm hôm 11 tháng 12 năm 2020, Tòa án Quân sự Trung ương đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiến ba năm sáu tháng tù giam.

Ảnh: một số tướng Công an và Quân đội tham nhũng đã bị kết án tù trong giai đoạn gần đây

Còn bị cáo Đinh Ngọc Hệ tức Út Trọc, cựu thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, trong phiên xử vào năm 2018 bị tuyên tổng cộng 12 năm tù với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan tổ chức.

Liên quan việc vì sao bây giờ Bộ Quốc phòng lại ra dự thảo yêu cầu quân nhân kê khai tài sản. Liệu dự thảo này có đem lại hiệu quả, hay chỉ là hình thức như những lời tuyên bố chống tham nhũng trong quân đội trước đây? Ông Vũ Minh Trí nhận định:

Trước kia có vẻ mọi người nghĩ quân đội không có thu nhập gì, tức chỉ tiêu xài bằng ngân sách nhà nước. Nhưng thực chất quân đội quản lý một khối lượng tài sản rất lớn, ví dụ như đất đai, nhà cửa, kể cả trong việc mua sắm trang thiết bị.

Hôm trước tôi đọc thấy hợp đồng lớn nhất ký với nước ngoài là của một công ty quân đội mua tàu, máy bay trị giá đến 5 tỷ USD… tôi nghĩ tất cả những cái đấy đều chứa đựng nguy cơ tham nhũng rất cao.

Tôi phải khẳng định lương, kể cả cấp tướng cũng chẳng được bao nhiêu, thế mà ai cũng có cuộc sống xa hoa, nhiều nhà, nhiều xe… nhưng bị quản lý chặt chẽ, không được kinh doanh, thì lấy ở đâu ra? Chỉ là do tham nhũng.”

Cho nên theo ông Vũ Minh Trí, việc kê khai tài sản quân nhân tuy đã rất chậm, nhưng thật sự cần thiết.

Với điều kiện việc kê khai tài sản tiến hành công khai và được sự giám sát của báo chí, nhân dân thì mới có tác dụng.

Nếu không sẽ như vụ Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh, qua hai lần kê khai bị phát hiện có rất nhiều tài sản, nhưng cuối cùng cũng không xử lý gì và đi vào im lặng.

Điều đó theo ông Trí, có nghĩa việc kê khai tài sản chẳng có ý nghĩa gì, chẳng qua chi là trò hề đối với nhân dân, còn giữa họ với nhau thì có thể đó là công cụ để khi cần thì lôi ra đấu đá, loại trừ nhau…

Ông Vũ Minh Trí cho rằng, đã là quy định thì tất cả mọi nơi phải được áp dụng như nhau, quân đội cũng không ngoại lệ. Ông nêu ví dụ:

Vụ xử một số tướng quân đội bên quân chủng phòng không như Tướng Phương Minh Hòa, Tướng Trần Văn Thanh… thì báo có đăng quân đội đề nghị xử lý nội bộ… nhưng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng kiên quyết đưa ra pháp luật.

Nhưng cuối cùng chỉ xử mỗi Tướng Nguyễn Văn Hiến, còn gần 20 tướng khác chưa thấy xử. Thế nên tôi nghĩ rằng ở VN luật là một đàng, còn thực hiện là hoàn toàn khác.

Bởi vì như Tổng Bí thư Trọng có nói, Hiến Pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau Cương Lĩnh Đảng… có nghĩa những chỉ thị của đảng nhiều khi được đặt lên trên pháp luật.”

Ông Vũ Minh Trí cho rằng, Luật pháp của Việt Nam dù cũng theo tiêu chuẩn chung của thế giới, nhưng việc áp dụng luật thì hết sức tùy tiện, thậm chí không áp dụng hoặc áp dụng ngược lại.

Mới việc xây mộ Đại tướng Phùng Quang Thanh lại gây xôn xao dư luận khi phần lăng mộ rộng đến 2.500m2.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa viết trên Facebook cá nhân rằng: “Ông quan võ cộng sản Phùng Quang Thanh chết, lăng mộ rộng 2.500m2, chiếm hết đất xây mộ của người chết sau; trong khi nhà thơ, nghệ nhân gò đồng Phạm Xuân Trường dặn con khi ông chết phải chôn dọc (chôn đứng) để “dành đất cho người chết sau“. Tính ra nhà thơ Phạm Xuân Trường chỉ cần mộ của ông mỗi chiều 0,4 m. Phần đất còn lại ông dành cho người khác.

Cho nên người ta mới nói: ” Mộ to thì nhân cách bé. Mộ bé nhân cách lại to”. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa nêu quan điểm.

Nhà văn Vương Khả Sơn cũng nêu câu hỏi: “có những kẻ không biết căn cứ vào Luật đất đai nào mà khi chết lại có hàng nhiều ngàn đến nhiều chục ngàn mét vuông đất xây mồ mả chỉ để chôn cái xác thối, chiếm dụng biết bao đất đai “bờ xôi ruộng mật” của người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời…!

Trong khi Luật đất đai của QH nước CHXHCNVN  đã được cụ thể hóa qua Nghị định của Chính phủ.

1. Theo Điều 4 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng như sau:

–  Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 05 m2.

– Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 03 m2.

Chi tiết hơn về điều này mọi người tham khảo thêm tại Nghị định 23/2016/NĐ-CP.

Vậy thì không rõ có “Luật đất đai riêng” nào dành riêng cho một số kẻ khi chết được nhiều ngàn, đến nhiều chục ngàn m2 đất để xây mả cho mình nữa không?

Nếu có thì cấp nào cho phép tạo tiền lệ này để đến khi những kẻ khác chết họ cũng tiếp tục được đặc quyền như vậy?!

Và tôi nghĩ, đến một ngày kia, con cháu chúng ta sẽ chẳng còn đất để sinh sống nữa. Lúc đó sẽ ra sao đây?!

Có ai biết và trả lời cho  chúng tôi không?

Thắc mắc quá!

Còn tôi, là công dân bình thường, đồng thời là Đảng viên 48 năm tuổi Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Nên đã chuẩn bị mộ phần cho mình rồi. Rất đơn giản: chỉ có gần 1/8 (một phần tám) m2 đất, đủ đặt chiếc tiểu sành, chiều ngang 35 cm, chiều dài 70cm.

Đốt xong, cho tro, xương vào rồi chôn chung trong  khu lăng mộ cùng ông bà, cha mẹ, chú bác với tổng diện tích khu mộ chưa đầy 40 m2, đã xây năm 2018!

Bởi, chúng tôi còn muốn để dành đất đai cho thế hệ sau sinh sống nữa!

Vậy nên dân gian có thơ rằng:

Gần dân, dân lập đền thờ

Xa dân, dân đái ngập mồ, thối xương…” Nhà văn Vương Khả Sơn đưa ra kết luận.

Thu Thuỷ – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Xuống âm phủ Phùng Quang Thanh vẫn còn ganh đua Trần Đại Quang?

>>> Chuyện về ông Phùng Quang Thanh và kỹ nghệ bơm, thổi ở Việt Nam

>>> Bí mật cuộc đời của Nguyễn Tất Trung, con trai ông Hồ Chí Minh

Bình Dương: phát hiện “thư tuyệt mệnh” của Bí thư thị trấn Lai Uyên


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT