Link Video: https://youtu.be/Nh6401pKslg
Một câu chuyện bịa đặt công phu, tuy quan mặt được nhiều người nhẹ dạ chứ không thể qua mặt được những người cẩn thận. Ông Nguyễn Đức Hiển – người mà cộng đồng mạng đặt cho biệt hiệu là Năm Mực vì ông này dám ăn 5 con mực nhiễm độc Formosa để dụ dân ăn hải sản độc do Formosa gây ra.
Câu chuyện “Bác Sĩ Khoa” ban đầu chẳng đánh động được dư luận nhưng qua trang facebook ngàn like, ông Nguyễn Đức Hiển đã nâng nó lên một tầm cao mới. Với hàng vạn người đọc facebook của ông ta, chính ông đã lơih dụng sự tin tưởng của họ. Tuy ông Nguyễn Đức Hiển đã xin lỗi đọc giả, nhưng xét cho cùng ông không thể không xin lỗi vì sự thật phơi bày rành rành.
Ông Nguyễn Đức Hiển cho rằng, sự việc xảy ra là do tại nạn, tin nhầm người. Tuy nhiên, cộng đồng mạng có đến hàng vạn đôi mắt, ông Hiển không thể che đậy được họ. Được biết, trước câu chuyện “bác sĩ Khoa” được Phó Tổng biên tập báo Pháp luật HCM – Nguyễn Đức Hiển đăng lên fb của mình vào tối 7/8 thì chiều 7/8 ông ta đăng câu chuyện một thanh niên cao gần 1m8 nặng 80kg qua đời trước khi đến bệnh viện Y Dược vì COVID.
Câu chuyện trước là của ông Nguyễn Đức Hiển, câu chuyện sau là của “nhà 82”. Người ta thấy rằng, 2 câu chuyện này có nội dung gần giống nhau và phăn phong cũng rất giống nhau. Chính vì thế, nhiều người đã đặt câu hỏi là. Phải chăng có một sự liên quan nào đó giữa Nguyễn Đức Hiển và nhóm lừa đảo “nhà 82”?
Điểm giống nhau quan trọng nhất, đó là thân nhân của người cao 1m8 và cha mẹ của “Bác Sĩ Khoa” đều là những người giúp đỡ bệnh nhân. Trong câu chuyện trước ông Hiển nói rằng “nhiều năm qua đã đồng hành cùng Hiển qua việc góp tiền giúp bệnh nhân và hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu gần đây”, còn trong câu chuyện sau là cha mẹ Bác Sĩ Khoa đều là bác sĩ. Có thể nói nội dung chính giống nhau đến 90%.
Dấu hiệu liên quan
Nhiều người nhận định rằng, câu chuyện về Bác Sĩ Khoa là một kịch bản của Tuyên giáo dựng lên, mà Nguyễn Đức Hiển thực hiện cùng với đám kinh doanh từ thiện nhưng có ảnh với công chúng. Nguyên nhân là sự tương đồng về nội dung và văn phong. Nhóm “nhà 82”. Mà những nhân vật xung quanh có cả nhà văn, nhà báo tích xanh và nhà hoạt động chống lũ gọi tắt (nhà 82).
Cùng lắm xử phạt 2 tay nhà báo mỗi tên 5 triệu một cách chiếu lệ. Không điều tra gì thêm. Vì sao không điều tra số tài khoản tên Thy có dính dáng tới một số nhân vật ảnh hưởng công chúng? Vì đó là kịch bản nên bỏ qua. Chuyện lừa tiền bao năm qua coi như trả công cho họ. Nếu như Dân thường thì ít nhất 7 cuốn lịch và gỡ cả đường dây lừa đảo đó.
Rất nhiều người nghi vấn có một sự toa rập để dắt mũi cộng đồng giữa Đức Hiển và nhóm “nhà 82”. Trước dư luận bức xúc, báo chí buộc phải vào cuộc, tuy nhiên liệu bên an ninh có thiện chí điều tra hay không thì cần phải có thời gian kiểm chứng. Đây là công việc của công an an ninh.
Theo thông tin trên báo chí nhà nước CS thì vụ ‘bác sĩ Khoa’ có dấu hiệu trục lợi. Cơ quan chức năng cho rằng, nhóm người dàn dựng chuyện “bác sĩ Khoa” rút ống thở của mẹ, nhường cho sản phụ là có dấu hiệu trục lợi – kêu gọi tiền ủng hộ.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP HCM đang phối hợp cơ quan quan chức năng làm rõ động cơ của những người liên quan và dấu hiệu tội phạm trong sự việc này.
Tối 7/8, tài khoản Facebook Phong Lam và Nguyễn Thy gắn thẻ Trần Khoa (nhận là bác sĩ, ảnh đại diện là tiến sĩ nha khoa làm việc tại Singapore) đăng thông tin bác sĩ Khoa đang chăm sóc cha và mẹ cùng một sản phụ song thai mắc Covid-19 nặng.
Theo đó, cha mẹ của bác sĩ Khoa làm trong ngành y tế, đã về hưu nhưng hỗ trợ chống dịch không may mắc Covid-19 rồi trở nặng, được đưa vào nơi người này công tác để điều trị. Khi cha mất và mẹ nguy kịch có thể không qua khỏi, “bác sĩ Khoa” đã quyết định rút ống thở của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ và thực hiện cuộc mổ bắt con thành công.
Sau đó, tài khoản của chủ một quỹ từ thiện đăng nội dung thể hiện “đã liên lạc với bác sĩ Khoa và quyết định ủng hộ máy thở xâm lấn” cho bệnh viện nơi anh này làm việc.
Nhóm “nhà 82” gồm ai?
Có 3 tài khoản tự nhận là thành viên nhóm “nhà 82” hay “thiện nguyện 82“, thường tổ chức các chương trình thiện nguyện, ủng hộ bệnh nhân ung thư. Nhiều người cho biết từng tin tưởng nhóm này, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng có tên Nguyen Thi Minh Thy, ở TP Thủ Đức, để ủng hộ.
Theo nguồn tin từ Công an TP Thủ Đức cho hay, địa phương đã rà hết các địa chỉ có số nhà 82 trên địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức nhưng chưa xác định được có người tên Thy tạm trú hoặc thường trú.
Lợi dụng lòng trắc ẩn của cộng đồng, lập một hệ sinh thái gia đình trí thức dễ thương mà danh tính và hình ảnh mạo nhận, lợi dụng hoặc đặt bẫy các hot facebooker, liên kết với nhiều tổ chức từ thiện…để chiếm đoạt tài sản là họ, nhóm chế tạo và tán phát trên mạng điện tử câu chuyện “bs Khoa rút óng thở“.
Theo điều tra của các bạn an ninh mạng lừng danh Cyber Lances, họ đã theo dõi nhóm này từ khá lâu về một chiến dịch phát tán tin giả khá rất quy mô và cực kỳ tinh vi. Vụ này khá ly kỳ và được dàn dựng với một loạt các nhân vật của một mạng lưới quan hệ gia đình (con, cháu, dì, cô, ông, bà, bác, cậu) của cái gọi là Nhà 82. Đặc biệt họ thường lợi dụng để xin tiền thiện nguyện. Điều đáng lưu ý là nhân vật Thy Nguyen (Heo Thy) đã lộ cả số điện thoại và tài khoản chuyển tiền giờ đã tạm ngưng Facebook.
Ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, cho biết như vậy trong họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19, sáng 10-8.
Xử phạt hai chủ tài khoản Facebook vì vô ý chia sẻ tin ‘bác sĩ Khoa nhường ống thở cứu sản phụ’
Thông tin về quan điểm xử lý và kết quả điều tra bước đầu vụ “bác sĩ Khoa rút ống thở người thân cứu sản phụ“, ông Nguyễn Đức Thọ, chánh thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, cho biết ngày 9-8, Sở Thông tin và truyền thông đã làm việc với 2 chủ tài khoản Facebook chia sẻ thông tin này và tiến hành xử phạt.
Theo ông Thọ, Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM nhận định nhóm này được thành lập với sự tham gia của một số tài khoản giả nhưng hoàn toàn có tương tác thật. Nhóm này có hệ thống và “sống thực” trên mạng.
Sở Thông tin và truyền thông bước đầu đã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, xác định việc các tài khoản này có hành vi giả mạo để trục lợi trong việc hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại TP.HCM.
Số phận Năm mực phụ thuộc vào kết quả điều tra
Những người tạo dựng câu chuyện đã thực hiện hành vi gian dối nhằm che giấu ý đồ xấu của mình như: sử dụng hình ảnh của một bác sĩ ở Singapore để giả mạo chân dung của một bác sĩ tại Việt Nam, đăng câu chuyện không có thật, cắt liên lạc khi bị phát hiện…
Nếu cơ quan chức năng chứng minh được mục đích của nhóm này là nhằm trục lợi tiền hỗ trợ của nhà hảo tâm, thì thế nào họ cũng sẽ bị buộc tội lừa đỏa có tổ chức theo pháp luật quy định. Ngoài ra, hành vi cố ý tung tin giả lên mạng gây hoang mang dư luận còn có dấu hiệu phạm tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo khoản 1 Điều 288 BLSH. Nếu hành vi của nhóm này cấu thành cả hai tội danh thì áp dụng nguyên tắc thu hút tội danh, cơ quan điều tra sẽ xử lý về tội nặng hơn.
Sự tiếp tay cho nhóm “nhà 82” của ông nhà báo phó tổng biên tập báo Pháp Luật có biệt danh là Năm Mực là khá rõ ràng. Tuy nhiên hành động của ông này chỉ là mắt xích trong đường dây chứ không phải là đầu mối. Cho nên công an chưa phanh phui ra nhóm lừa đảo “Nhà 82” thì Năm Mực vẫn còn nhởn nhơ, nhưng nếu điều tra được thì có thể số phận ông này sẽ khác. Kết quả thế nào, hãy chờ công an điều tra sẽ rõ.
Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ai buộc Võ Văn Thưởng phải “trồi mặt” lên?
>>> Triệt cả nhà Nguyễn Đức Chung, lộ diện kẻ chủ mưu?
>>> Đánh “giặc dịch” hay đánh dân?
Triệt cả nhà Nguyễn Đức Chung, lộ diện kẻ chủ mưu?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT