Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=0ZMszWz2m8A
Trước đây ủy viên Bộ Chính Trị chỉ có 16 là đủ, tuy nhiên trung ương đảng khóa 12 xảy ra việc kéo bè kết cánh rồi thuốc nhau, Bộ Chính Trị bầu bổ sung và đó là tiền lệ để hôm nay Bộ Chính Trị lạm phát thành viên lên đến 18 người.
Với 16 ủy viên Bộ Chính Trị là bố trí vừa đủ, tuy nhiên hiện nay Bộ Chính Trị có đến 18 thành viên nên đã thừa 2 người. Vậy câu hỏi đặt ra là, hai người thừa đó là người nào? Đó chính là Nguyễn Hòa Bình, chánh án tòa an nhân dân tối cao. Vị trí chánh án của ông Nguyễn Hòa Bình chỉ là ủy viên trung ương đảng. Vì thế việc ông Nguyễn Hòa Bình chấp nhận ngồi lại ghế chánh án chỉ là giải pháp tạm thời. Việc ông Nguyễn Phú Trọng không nhét được Trương Hòa Bình vào vị trí cao hơn thì rất có thể sẽ tạo cho ông này sự bất mãn.
Người thừa thãi thứ hai đó là ông đại tướng Lương Cường – chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng như ông Nguyễn Hòa Bình, ông Lương Cường cũng đang ngồi chiếc ghế dành cho ủy viên Trung Ương Đảng. Điều trớ trêu là hiện nay ông Lương Cường có cấp bậc lớn hơn ông Phan Văn Giang, ông Lương Cường mang hàm đại tướng, ông Phan Văn Giang là thượng tướng nhưng ông Phan Văn Giang lại là sếp của Lương Cường. Ắt hẳn ông Lương Cường sẽ không thoải mái khi ngồi ở ghế thủ nhiệm tổng cục chính trị. Được biết ông Lương Cường cũng đang trông đợi được bố trí sau bầu cử Quốc hội, nếu không được bố trí rất có thể ông tướng này sẽ sinh ra bất mãn. Mà để tướng quân đội bất mãn thì nguy to.
Ông Nguyễn Phú Trọng lúc nào cũng muốn kéo cho nhiều người vào Bộ Chính Trị để gây thanh thế, tuy nhiên chức vụ dành cho ủy viên bộ chính trị thì ít mà số người lại đông, không cách nào bổ trí cho vừa. Vấn đề là liệu ông Nguyễn Phú Trọng có loại ai ra khỏi ban bí thư để bố trí hai người này hay không?
Nguyên nhân vì đâu gây ra hiện tượng thừa thãi?
Như đã nói là việc tăng thành viên Bộ Chính Trị gây ra hiện tượng thừa, tuy nhiên còn có nguyên nhân khác, đó là do người bị loại không chịu trả ghế và người không đủ điều kiện chiếm ghế người có đủ điều kiện.
Trường hợp người bị loại cố bám ghế là ông Trương Hòa Bình. Ông này đã ngồi lì ở ghế phó thủ tướng thường trực làm ông Nguyễn Hòa Bình mất cơ hội vào Chính Phủ. Theo như kết quả sau đại hội 13, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ làm một phó thủ tướng đảm nhiệm mặt tư pháp của chính phủ, tuy nhiên đên cận ngày nội các được công bố, mọi chuyện bị đảo lộn khi có sự thọc tay của ông Trương Tấn Sang để giữ Trương Hòa Bình. Việc can thiệp này làm nhiều người bị hỏng ăn, đó là ông Phạm Bình Minh chưa thể ngồi vào ghế phó thủ tướng thường trực, ông Nguyễn Hòa Bình không vào chính phủ. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng không giải quyết dứt điểm vấn đề này thì ông Nguyễn Hòa Bình bất mãn thì sinh ra bất lợi cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo như chúng tôi được biết thì ông Nguyễn Hòa Bìnhlaf người nước đôi, ông này dễ bị mua chuộc. Nguyễn Hòa Bình là con người đạp lên pháp luật không chớp mắt nên ông Phạm Minh Chính rất cần để mạnh tay với thế lực khác hay ít ra làm cho thế lực đó lo sợ. Việc Nguyễn Hòa Bình được Phạm Minh Chính mời mọc về chính phủ nó làm ông Nguyễn Phú Trọng không còn tin cậy ông Nguyễn Hòa Bình nữa mà thay vào đó, ông tin cậy vào con người hết thời Trương Hòa Bình. Kẻ bị loại ra khỏi trung ương đảng và bị loại khỏi bộ chính trị mà làm cho một ủy viên bộ chính trị đắng cay ngồi lại ghế của là một hành động làm cho ông Nguyễn Hòa Bình cay đắng.
Nhiệm kỳ trước, ông Nguyễn Hòa Bình là thành viên của ban bí thư, tuy nhiên do hám danh mà Nguyễn Hòa Bình đã không được Nguyễn Phú Trọng tin tưởng giao phó.
Lương Cường cũng là thế bí cho ông Trọng
Ở Nhiệm kỳ này ông Trọng đang tin cậy lực lượng quân đội, bằng chứng là Quân đội có 2 ủy viên Bộ Chính Trị. Tuy nhiên xưa nay bên quân đội chỉ cần một ủy viên Bộ Chính trị là đủ nhưng giờ có đến hai người, sự thừa thãi là điều tất nhiên. Đáng lẽ ra Lương Cường đã làm được chức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, nhưng đến cận đại hội 13, ông Phan Văn Giang lật kèo lấy chiếc ghế bộ trưởng bộ quốc phòng. Việc không còn tin tưởng ông Lương Cường chuyển sang trọng dụng Phan Văn Giang đang là ẩn số. Chưa hết, trước đây ông Nguyễn Trọng Nghĩa là phó cho ông Lương Cường giờ lại nắm chức trưởng ban tuyên giáo, xem như ông Nguyễn Trọng nghĩa nắm chắc suất ủy viên Bộ Chính Trị. Vị trí trưởng ban tổ chức trung ương cao hơn vị trí chủ nhiệm tổng cục chính trị một bậc. Cũng là dân tuyên huấn trong quân đội mà ông Trọng lại chuộng cấp phó của Lương Cường, đấy là dấu hiệu ông Nguyễn Phú Trọng đang bỏ rơi ông Lương Cường.
Cũng có ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ sắp xếp một ghế cao hơn cho ông Lương Cường sau bầu cử quốc hội, tuy nhiên là vị trí nào thì hiện nay vẫn chưa rõ. Nếu để Lương Cường ngồi lại ghế cũ, ắt hẳn ông Lương Cường không cam lòng.
Năm 2012 để kết nạp ông Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính Trị, ông Nguyễn Phú Trọng đã cho khôi phục lại 2 bang đã giải tán trước đó là ban nội chính trung ương và ban kinh tế trung ương. Đấy là khôi phục ban cũ, tuy nhiên nếu ông Trọng muốn lập thêm ban bệ để bố trí 2 ủy viên Bộ Chính Trị thừa thãi thì lập ban gì? Bộ máy nhà nước và bộ máy đảng vốn đã cồng kềnh nay lại cồng kềnh hơn. Còn nếu vẫn ban bệ như vậy mà nhét thêm 2 ông ủy viên bộ chính trị thừa kia vào thì nhét như thế nào? Phải loại bỏ ai đó thì mới nhét vào được.
Thường ủy viên Bộ Chính Trị là người được giao những chức vụ quan trọng trong đảng và trong nhà nước. Việc lập thêm ban bệ là điều khó khăn vì khi lấy ý kiến Trung ương đảng sẽ gặp phản ứng. Với lại phe Phạm Minh Chính vốn chưa mạnh mà thêm vào ban bí thư 2 ủy viên Bộ Chính Trị nữa thì sẽ áp đảo chính phủ.
Chưa có kỳ đại hội nào mà chuyện phân chia quyền lực rắc rối như kỳ đại hội 13 này. Nhiều suất đặc biệt hơn trước đó 5 năm, nhiều trường hợp bất thường hơn. Điều đó chứng tỏ tại Trung ương đảng cũng không đồng thuận gì, những tỷ lệ gần 100% mà người dân thấy chỉ là vở kịch sau khi chia chác được ngã ngũc.
Ông Võ Văn Thưởng là ẩn số, không biết với những ủy viên Bộ Chính Trị thừa thãi kia ông Thưởng có cần kết nối hay không? Hiện nay đứng sau lưng ông Nguyễn Phú Trọng, ông Võ Văn Thưởng vẫn chưa thể hiện được gì.
Bao giờ hội nghị trung ương 3
Theo như dụ đoán thì hội nghị trung ương 3 sẽ diễn ra cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7. Hội nghị có thể diễn ra chỉ trong vòng 2 ngày, hoặc có thể 3 ngày nếu bàn bạc nhiều việc hơn.
Kỳ hội nghị này vô cùng quan trọng, vì nó sẽ chốt danh sách nội các chính phủ và đó là cố định không còn thay đổi gì nữa ngoại trừ có trường hợp bất thường như quan chức bị chết hay bị cách chức vì vi phạm pháp luật.
Hội nghị trung ương 3 là cơ hội cuối cùng để ông Nguyễn Hòa Bình và ông Lương Cường đòi hỏi quyền lợi. Ông Nguyễn Hòa Bình ắt hẳn là không hài lòng với chức cánh án tòa án nhân dân tối cao, và chắc chắn ông Lương Cường cũng không hài lòng với chức chủ nhiệm tổng cục chính trị.
Ông Nguyễn Hòa Bình thì gian trá, bất cháp và rất thâm hiểm. Ông Lương Cường thì là tướng quân đội, việc để tướng quân đội có tầm ảnh hưởng như ông Lương Cường bất mãn là không nên tí nào. Đó là 2 bài toán na giải mà ông Nguyễn Phú Trọng cần phải giải cho xong. Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ rất bận bịu trong những ngày sắp tới, ông phải khởi động lại cái lò mà ông đang vận hành để tiếp tục cho củi vào để duy trì lửa, đồng thời trong vấn đề bố trí nhân sự ông cũng phải làm sao xoa dịu sự uất ức do đang chịu thiệt thòi của Nguyễn Hòa Bình và Lương Cường. Kể ra toàn là nhiệm vụ khó, liệu rằng với con người tuổi già sức yếu như ông Nguyễn Phú Trọng có làm cho vẹn toàn không? Kể ra cũng không dễ, nếu ông Trọng lo không xong thì trong 5 năm nhiệm kỳ của ông sẽ có nhiều phim hay để mà xem.
Trần Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Sau thất bại lần đầu, phe “Mafia” Sài Gòn muốn tấn công Nguyễn Văn Thể đợt hai?
>>> Ai đã thảo bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh?
>>> Mất quyền lực, bà Nguyễn Thị Kim Ngân “nghẹn ngào” nhìn đàn em bị xử
Trần Lưu Quang mới về Hải Phòng, Lê Văn Thành vội kéo đàn em bỏ chạy?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT