Chạy án Thủ Thiêm? – Công an tiết lộ “nội tình” vụ bắt giữ Tất Thành Cang

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=_Q4EcWCbZcM

Tại cuộc họp báo ngày 21/12, Công an TP HCM thông tin về sai phạm của ông Tất Thành Cang, cựu Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM.

Theo thượng tá Phạm Văn Thành, PC03 đã khởi tố, bắt giam ông Tất Thành Cang và đồng phạm vì ông Cang đã có sai phạm trong việc chấp thuận phương án phát hành 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim không thông qua thẩm định đấu giá, tăng vốn điều lệ cổ phiếu tại IPC và SADECO, gây thiệt hại lớn cho nhà nước.

Hiện PC03 đang điều tra vụ án để sớm đề nghị truy tố nhằm đưa vụ án ra xét xử trong thời gian tới.

Thượng tá Phạm Văn Thành cho biết: “Liên quan vụ án này, PC03 Công an TP HCM đã khởi tố tổng cộng 19 bị can, trong đó hầu hết là lãnh đạo chủ chốt của IPC, SADECO và một số bị can là cán bộ Văn phòng Thành ủy TP HCM“.

Theo Công an TP HCM, quá trình điều tra xử lý thận trọng, khách quan, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Hiện đang tập trung củng cố tài liệu chứng cứ, để đề nghị truy tố theo đúng thời hạn luật định.

Trước đó, bài viết trên Tuổi Trẻ với tựa đề “Những vi phạm khiến ông Tất Thành Cang bị cách chức Ủy viên trung ương Đảng nói rằng ông Cang cũng từng có nhiều “sai phạm” khác khiến ông bị kỷ luật và cách chức Ủy viên Trung ương đảng từ trước:

Ông Tất Thành Cang, với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM và giám đốc Sở Giao thông vận tải đã làm sai quy định trong nhiều vụ việc dẫn đến bị cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố“.

Các sai phạm này, mà Tuổi Trẻ trích đăng từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam công bố từ cuối tháng 12/2018 cho hay ông Tất Thành Cang có vi phạm “rất nghiêm trọng“, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Theo đó, trong thời gian nắm các chức vụ, ông bị kết luận là đã phê duyệt dự án 4 tuyến đường ‘dát vàng’ ở Thủ Thiêm sai quy định, Quyết định sai thẩm quyền gây thất thoát tài sản nhà nước (liên quan vụ việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Ảnh 1: Thượng tá Phạm Văn Thành, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, phát biểu trong cuộc họp báo sáng 21-12

‘Lò đã thắp nóng mà củi lặt vặt’

Phát biểu trong buổi họp báo, thượng tá Phạm Văn Thành nhấn mạnh: “Cơ quan điều tra thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đó là: “Kiên quyết xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền“.

Trước đó, hôm 12/12, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhận xét rằng: “Tổng bí thư đã nhiều lần kết luận công khai rằng công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng không dừng, không nghỉ, không chùng xuống mà còn quyết liệt hơn“.

Đồng thời, ông Học cũng khẳng định: “Lò ở đầu nhiệm kỳ XII nóng thì tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn mãi như thế“.

Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gọi nhiệm kỳ Đại hội khóa XII, là giai đoạn “xoay chuyển tình hình“.

Theo ông Hùng, nhiều vụ, việc lâu nay được cho là “vùng cấm, nhạy cảm“, kéo dài từ những năm trước, liên quan đến cán bộ cấp cao song đã được các cơ quan tố tụng khởi tố, điều tra, xét xử theo quy định pháp luật. Ông lấy ví dụ vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng; vụ án AVG;…

Theo ông Hùng, nhiều vụ, việc lâu nay được cho là “vùng cấm, nhạy cảm“, kéo dài từ những năm trước, liên quan đến cán bộ cấp cao song đã được các cơ quan tố tụng khởi tố, điều tra, xét xử theo quy định pháp luật. Ông lấy ví dụ vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng; vụ án AVG;…

Qua theo dõi, tôi cho rằng không chỉ ông Tất Thành Cang mà cả những người liên quan mà quan trọng hơn nhưng chưa được xử lý đến nơi đến chốn, thì đó cũng là một cái thiếu triệt để.

Ảnh 2: Ông Tất Thành Cang (phải) sau khi nhận quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, chiều 16/12.

Qua theo dõi, tôi cho rằng không chỉ ông Tất Thành Cang mà cả những người liên quan mà quan trọng hơn nhưng chưa được xử lý đến nơi đến chốn, thì đó cũng là một cái thiếu triệt để.

Lò đã thắp nóng mà củi lặt vặt, làm chưa đến nơi đến chốn, thì chưa đạt. Đó cũng là một sự chờ đợi của nhân dân. Có những cán bộ, đảng viên lão thành đang cho rằng đã làm thì phải làm triệt đ.”

Và ở đây còn chưa nói tới những sai phạm lâu dài, kéo dài liên quan tới vụ Thủ Thiêm và rõ ràng là có rất nhiều vấn đề chứ không chỉ một, nhưng đã được xử lý không đến nơi đến chốn, nửa vời.”, ông Thuận nhận xét. Đồng thời, ông cũng cho rằng việc tới thời điểm này mưới khởi tố ông Tất Thành Cang là “hơi bị trễ“.

Những người dân Thủ Thiêm vui mừng nhưng cũng chưa thật sự hài lòng bởi lẽ lý do bắt ông Tất Thành Cang lại không phải vì những sai phạm ở Thủ Thiêm, đây mới chính là những sai phạm nặng nhất và rõ ràng nhất. Cô Nguyễn Thùy Dương từ Thủ Thiêm đưa ra bài bình luận với tựa đề:

BẮT TẤT THÀNH CANG – THỦ THIÊM MÙ MỊT

Việc khởi tố, bắt tạm giam Tất Thành Cang chiều hôm qua(16/12/2020) sẽ khiến con đường đi tìm công lý, quyền lợi của dân Thủ Thiêm gần như mịt mù, bít lối.

Sáu Cang bị khởi tố hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà Nước gây thất thoát, lãng phí“, vụ việc phát hành cổ phiếu tại Cty phát triển Công nghiệp Tân Thuận và Cty cổ phần SADECO.

Theo nguyên tắc làm án, Sáu Cang sẽ bị tạm giam 4-4-2. Tức là lần đầu tạm giam là 4 tháng, gia hạn được 2 lần một lần 4 tháng và một lần 2 tháng nữa.

Ảnh 3: ông Lê Thanh Hải, nguyên bí thư thành ủy TpHCM, ủy viên Bộ chính trị, người đã được dân Thủ Thiêm gọi tên và đề nghị khởi tố từ nhiều năm trước nhưng chỉ bị kỷ luật lớt phớt vô giá trị

Nếu chưa có kết quả thì có thể gia hạn thêm 1 lần nữa. Mỗi bị can sẽ có 2 lần 4-4-2. Vị chi 6 Cang có tối đa 20 tháng để lấy cung.

Trong thời gian 6 Cang bị khởi tố, tạm giam, Cang đang bị án ở một vụ án hình sự thì Cang không thể là bị án ở một vụ án hình sự khác, từ khi bị tạm giam cho đến khi thi hành án xong mức án Tòa tuyên. Có nghĩa là nếu Cang dính án ở Quận 7 thì mặc nhiên, Quận 2( Thủ Thiêm, Nam Rạch Chiếc) phải chờ cho đến khi Cang qua quá trình điều tra, Tòa Tuyên, thi hành án(ở tù xong) ra mới tính tiếp việc Thủ Thiêm hoặc một vụ khác.

Cang chỉ có thể bị khởi tố liên tục khi phạm tội cùng một nhóm hành vi. Ở đây, Cang bị khởi tố ở nhóm hành vi Quản lý, còn vụ Phước Kiểng Nhà Bè là nhóm hành vi tham nhũng, Thủ Thiêm là tham nhũng và cố ý phá hoại tài sản công dân. Hành vi ở Thủ Thiêm là nặng nhất. Các hành vi này không thuộc cùng nhóm hành vi để có thể bị khởi tố liên tục.

Như vậy dân Thủ Thiêm muốn chờ Cang thì phải chờ ít nhất 5 năm nữa, nhiều nhất thì 20- 30 năm nữa.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao không khởi tố Cang với nhóm hành vi xảy ra tại Thủ Thiêm( nặng nhất), mà lại khởi tố nhóm hành vi xảy ra ở SADECO (nhẹ nhất)? Phải chăng đây là nước cờ giúp Cang giữ mạng cũng như đẩy Thủ Thiêm vào đường cụt để giải quyết mang tính cho êm rồi thôi?” Cô Nguyễn Thùy Dương nêu nhận định.

Ảnh 4: ảnh bên trái là chị Phan Thị Thủy ở Thủ Thiêm vui mừng xem tin Tất Thành Cang bị bắt, anh Trần Vĩnh Phúc chồng chị Thủy là một thiếu tá Công an đã treo cổ tự tử sau những cưỡng chế bất công vì mất đất mất nhà ở Thủ Thiêm và khiếu nại kiện cáo không có kết quả

Ông Tất Thành Cang đã làm gì ở đất Thủ Thiêm?

Ông Tất Thành Cang bị cáo buộc “vi phạm rất nghiêm trọng” trong công tác điều hành ở TPHCM, trong đó có dự án ở Khu đô thị Thủ Thiêm, theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố ngày 15/11.

Chiều 15/11, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận về việc Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Tất Thành Cang đã vi phạm “rất nghiêm trọng” trong nhiều sự vụ.

Thông cáo nêu rõ: “Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật“.

Ông Cang bị xác định sai phạm cả khi đương nhiệm lẫn khi còn ở vai trò Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM.

Chỉ mới cách đó vài tuần, hôm 7/11, ông Cang được Thành ủy TP HCM cho kiêm thêm chức Trưởng Ban chỉ đạo của thành phố để thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính.

Bốn tuyến đường ‘dát vàng’ ở Thủ Thiêm

Một phần kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Tất Thành Cang được cho là đã phê duyệt dự án và ký hợp đồng với Công ty CP đầu tư xây dựng Đại Quang Minh để xây bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Bốn tuyến đường này gồm đại lộ vòng cung dài 3,4 km; đường ven hồ trung tâm dài 3km; đường ven sông Sài Gòn 3km; đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư dài 2,5 km.

Bốn tuyến đường này được coi là xương sống của Khu đô thị Thủ Thiêm với tổng chiều dài 12 km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.

Ảnh 5: ông Tất Thành Cang và ông Đinh La Thăng khi còn đương chức

Như vậy, mỗi km đường trong Khu đô thị Thủ Thiêm có giá gần 700 tỷ đồng. Được cho là đắt gấp bốn lần số tiền đầu tư tuyến cao tốc Bắc Nam và đắt gấp ba lần tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Nhiều chuyên gia giao thông đánh giá, suất đầu tư này “đắt khủng khiếp“, theo VnExpress.

Ông Cang cũng được cho là “vượt thẩm quyền” khi ký kết với Đại Quang Minh vì thành phố chỉ được phê duyệt các dự án BT (xây dựng – chuyển giao) có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng.

Ông Tất Thành Cang đã dùng 79 ha ‘đất vàng’ ở trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm để thanh toán hợp đồng 12.000 tỷ đồng của công ty Đại Quang Minh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn nói Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM đã vi phạm “các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp“.

Ông Cang cũng “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố“.

Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin ông Cang đã để Công ty Tân Thuận (100% vốn của Văn phòng Thành uỷ) chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với ‘giá bèo’.

Đây là khu đất có vị trí đẹp cạnh sông Sài Gòn, được bán giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về hơn 419 tỷ đồng, trong khi giá thị trường là hơn 2.000 tỷ đồng.

Ông Cang được cho là thậm chí không báo cáo Thường vụ Thành ủy khi đồng ý với chủ trương chuyển nhượng đất này.

Vụ việc đã khiến Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM thống nhất đề xuất kỷ luật ông Cang và gửi hồ sơ lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý từ hồi tháng 6/2018.

Ảnh 6: khu đô thị Sala với chủ đầu tư là công ty Đại Quang Minh với siêu lợi nhuận nhờ công lao của Tất Thành Cang, trong khi nhà nước thất thu hàng ngàn tỷ và dân Thủ Thiêm thì phải sống tạm bợ lây lất suốt 20 năm qua trong nước mắt khổ đau

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Cho công an thẩm tra hàng trăm nhân sự các cấp – Nguyễn Phú Trọng muốn gì?

>>> Vì sao nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt?

>>> Đại hội 13 : Bao giờ đảng công khai về nhân sự?

Nguyễn Văn Nên quyết xử lý vụ Thủ Thiêm, liệu Lê Thanh Hải có bị tóm?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT