Ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi được hơn 150 tỷ đồng là một con số kỷ lục, trước đó chưa có cá nhân nào có thể kêu gọi tự thiện được một số tiền lớn đến thế. Năm 2016 một MC nổi tiếng cũng kêu gọi quyên góp được hơn 24 tỷ nhưng sau đó anh ta chi tiêu số tiền không minh bạch nên làm những người nổi tiếng khác cũng bị nghi ngờ. Lần này Thủy Tiên đã kêu gọi số tiền gấp hơn 6 lần MC kia, điều đó chứng tỏ người dân vẫn còn tin tưởng người nổi tiếng.
Ca sỹ, diễn viên, MC vv… tất cả những người này rất cần sự nổi tiếng, và làm thiện nguyện là một trong các cách để đưa tên tuổi của họ lên cao. Đây là một ao ước chân chính không có gì sai, nếu không muốn nói là rất có ích, vừa có ích cho tên tuổi của cả sỹ và có ích cho xã hội. Thực tế chẳng cá nhân nào khó chịu trước việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa này, chỉ có chính quyền CS mới thấy khó chịu.
Đất nước này vốn không có không có an sinh, ấy vậy mà khi dân gặp thiên tai chính quyền cũng không xuất ngân sách ra cứu dân mà họ dồn những khoản tiền đó để tham nhũng gặm nhấm và xây dựng những công trình vô ích, điều đó ai cũng biết. Tuy nhiên, hình ảnh lãng phí tiền dân và vô trách nhiệm với dân khi tai họa sẽ không là vấn đề đối với người dân vì người dân Việt Nam vốn đã quen với những tiêu cực này. Tuy nhiên, việc xấu xa này sẽ bị phơi bày nếu có những tấm gương làm thiện nguyện tỏa sáng. Chính vì vậy những cá nhân làm thiện nguyện làm cho chính quyền này khó chịu là vậy.
Ai cũng biết, chính quyền này không làm cho dân tin tưởng, nên dù ra nghị định 64/2008/NĐ-CP để lùa tiền cứu trợ về cho Mặt Trận Tổ Quốc và Hội Chữ Thập Đỏ thì cuối cùng, cũng chẳng được bao nhiêu người đóng góp, đó là thực tế. Nếu so những gì mà chính quyền này quyên góp với những gì mà ca sỹ Thủy Tiên làm được thì thì có thể nói, đó là một khoảng cách xa vời vợi.
Với CS, những gì họ không làm được thì họ sẽ tạo dựng những con số giả tạo để tuyên truyền. Đó là công cụ mà họ đã dùng suốt 75 năm qua chứ không phải mới bây giờ, và hôm nay họ vẫn soạn lại bổn cũ. Thủy Tiên quyên góp được 150 tỷ hả? Không thành vấn đề, Ban Tuyên Giáo sẽ chỉ đạo báo chí nặn ra con số cao hơn thế là xong. Và đó là lý do tại sao tờ báo Lao Động mới cho xuất bản bài báo có tự đề “Hội Chữ thập đỏ đã cứu trợ khẩn cấp7,7 nghìn tỷ cho đồng bào vùng lũ”, một con số vượt rất xa 150 tỷ của ca sỹ đã quyên góp được. Tuy nhiên, cái gót chân A Sin của tuyên giáo CS là dựng chuyện được nhưng không thể sắp xếp tình tiết cho hợp lý và họ thường bị cộng đồng mạng chỉ mặt là dối trá.
Số liệu này được tờ báo này nói là lời phát biểu của ông Mai Tiến Dũng, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ CSVN, tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính Phủ. Thế nhưng có thực là lời ông bộ trưởng này nói hay tuyên giáo bịa thì thì không biết, chỉ biết nếu là lời nói của quan chức thật thì báo không có quyền sửa lời.
Người dân phát hiện trò dối trá này như thế nào?
Thực tế chỉ với 150 tỷ mà Thủy Tiên phát nhiều ngày không hết, hiều người đã nhận được tiền, điều đó đã được Thủy Tiên livestream và mạng xã hội thông báo, ấy vậy mà với “7,7 nghìn tỷ” của Hội Chữ Thập Đỏ nhưng lại chưa có người dân nào nhận được tiền của hội này cả. Dân mạng tranh cãi vì khoản cứu trợ “ngàn tỷ” của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam theo như công bố của ông Dũng quá lớn, trong lúc các bản tin khác trên báo nhà nước cho thấy thực tế, các tỉnh miền Trung mới chỉ nhận cao lắm là được vài tỷ đồng từ tổ chức này. Vậy thì sự dối trá bị phơi bày, thế là họ bị cộng đồng mạng chửi sấp mặt. Để đối phó, tờ Lao Động vội vã bỏ đi chữ “nghìn tỷ” thành 7,7 tỷ. Vâng! Với 7,7 tỷ là một con số quá nhỏ so với 150 tỷ mà Thủy Tiên đã quyên góp nên có thể họ phát mà xã hội không chú ý. Con số này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, 7,7 tỷ mà so sánh với 150 tỷ thì xấu hổ quá. Cả một bộ máy nhà nước khổng lồ tự xưng là “vì dân” mà sao lòng tin của dân vào chính quyền thảm hại đến thế sao? Vì vậy, tuy con số này đáng tin với người dân nhưng nó là con số không thể chấp nhận được đối với chính quyền CS.
Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cùng với Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là hai tổ chức được Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc công khai “khuyên” người dân nên đóng góp tiền cứu trợ bão lụt. Tuy vậy, việc đông đảo người dân góp tiền cứu trợ qua một số cá nhân người nổi tiếng hoặc nhóm tư nhân cho thấy họ đã không còn niềm tin vào tính minh bạch và hiệu quả của hai tổ chức nêu trên. Chính vì vậy sau khi báo Lao Động sửa thành “7,7 tỷ” thì vẫn không làm hài lòng quan chức chính quyền, cuối cùng họ chốt lại là sửa thành “77 tỷ”, tức bỏ dấu phẩy giữa 2 chữ số 7. Hành động sửa đi sửa lại này cho thấy, những gì CS viết ra trên báo thì rất nhiều trong số đó là dựng lên để tuyên truyền. Trong 3 có số gồm “7,7 nghìn tỷ”, “7,7 tỷ” và “77 tỷ” thì không chắc con số nào là thật. Có khi con số “7,7 tỷ” kia cũng là dối.
Quan chức mặt trận tỏ quốc không muốn Thủy Tiên quá nổi
Việc làm thiện nguyện của Thủy Tiên như Giọt nước tràn ly khi báo VNExpress hôm 25 Tháng Mười dẫn phát ngôn của bà Trương Thị Ngọc Ánh, phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, ám chỉ việc kêu gọi của ca sĩ Thủy Tiên: “Khi cá nhân vận động được số tiền lớn, lên đến vài chục hoặc hàng trăm tỷ thì cho dù cá nhân đó minh bạch đến đâu, cũng sẽ có người đặt câu hỏi, cơ quan nào sẽ giám sát sự minh bạch, công khai trong sử dụng nguồn lực đó. Vậy nên để dư luận không hoài nghi, mỗi cá nhân nên chia sẻ nguồn lực đã vận động được ấy với các tổ chức như Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội Chữ Thập Đỏ… để điều tiết hiệu quả, thiết thực, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh hoài nghi của dư luận.”
Trên trang cá nhân, nhà báo tự do Võ Đắc Danh viết trên trang cá nhân: “…Thưa bà Ánh, bà có biết bao nhiêu cán bộ Mặt Trận bị khởi tố vì tham ô tiền từ thiện không? Lẽ ra bà phải biết xấu hổ vì điều đó mà đừng ăn nói lung tung để dạy đời thiên hạ. Khi con người không có liêm sỉ thì cả một hàng rào pháp lý cũng không ngăn được dòng chảy của đồng tiền đi vào túi tham. Vấn đề cốt lõi là sự minh bạch của lương tâm, cái này cán bộ của bà khó học và khó làm theo lắm”
Vâng! Cộng sản mà đòi hỏi cá nhân “minh bạch” là một chuyện khôi hài. Theo nguyên tắc tiền ai góp vào thì người đó mới có quyền đòi hỏi sự minh bạch. Ví dụ nếu bạn có đóng góp vào tiền cứu trợ của Thủy Tiên một khoản 10 triệu có hóa đơn chuyển tiền thì bạn mới có quyền đòi hỏi tính minh bạch của người sử dụng đồng tiền ấy, còn Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam lấy tư cách gì đòi hỏi Thủy Tiên minh bạch đây? Hoàn toàn không có tư cách. Vậy nên việc bà Trương Thị Ngọc Ánh, phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đòi hỏi “cơ quan nào sẽ giám sát sự minh bạch, công khai trong sử dụng nguồn lực đó” thì đó là việc chõ mũi vào chuyện người khác.
Thực tế đồng tiền mà Thủy Tiên dùng cho từ thiện cho đến nay cộng đồng mạng và những nhà hảo tâm chưa có phàn nàn gì cả, điều đó chứng tỏ cách làm của Thủy Tiên thỏa sự kỳ vọng của mọi người. Việc lên tiếng của bà Trương Thị Ngọc Ánh chỉ chứng tỏ tính nhỏ mọn của chính quyền này mà thôi.
Thiên tai mang lại điều gì cho chính quyền?
Thiên tai tất nhiên mang lại thảm họa cho người dân nhưng cũng mang lại cơ hội trục lợi cho các chính quyền địa phương. Thế nhưng dạo này cơ hội cho họ cũng cạn dần vì chính quyền này đã làm rất nhiều những điều đáng xấu hổ mà người dân đã chứng kiến từ nhiều năm qua. Gương mặt chuyên trục lợi của họ cũng ngày càng phơi ra vì người dân thường hay so sách giữa chính quyền và các cá nhân làm nguyện, chính vì vậy mà các cấp chính quyền, đặc biệt là tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc và Hội Chữ Thập đỏ không muốn những cá nhân như Thủy Tiên làm hết phần của họ. Thiên tai thì ngày một nghiêm trọng, chính quyền không có khả năng hạn chiệc, việc của của chính quyền này bây giờ chỉ còn là tìm cách hạn chế việc làm thiện nguyện của những người nổi tiếng. Năm nay các người nổi tiếng có đất dụng võ nhưng năm sau chưa chắc gì điều này đã suông sẻ.
Sự đố kị của các tổ chức chính quyền về sự tỏa sáng của các nhân vật nổi tiếng đã xuất hiện từ nhiều năm trước chứ không mới bây giờ. Những người thốt lên lời lẽ đố kỵ đó chưa chắc gì vì bản thân họ, mà đó là nhiệm vụ của đảng. Đôi khi con người với con người không đố kỵ nhau, nhưng vì nhiệm vụ chính trị họ phải thể hiện để cho đảng biết rằng họ trung thành. Ai thấy được nguy cơ mất uy tín của đảng và nỗ lực bảo vệ thì sẽ ghi được điểm cộng với đảng. Các tổ chức ngoại vi của ĐCS như Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Chữ Thập Đỏ vv… là những tổ chức được đảng lập ra để giám sát dân và bảo vệ uy tín cho đảng, vậy nên những người đứng đầu các tổ chức này thường soi các việc làm thiện nguyện của những người nổi tiếng rất kỹ.
Năm 2016 khi tình hình bão lũ miền Trung xảy ra nhiều thiệt hại, một MC quyên góp trong một ngày đã lên đến 10 tỷ đồng làm cho chính quyền cảm thấy lo lắng. Họ lo lắng vì danh tiếng của chàng MC này quá nổi sẽ làm lu mờ các tổ chức ngoại vi của đảng, và thế là trên VTV người ta làm một chương trình muốn đấu tố người làm thiện nguyện ấy. Khi đó nhà báo Tạ Bích Loan làm người dẫn chương trình và bà ta đặt câu hỏi mở cho trò đấu tố, đó là “làm từ thiện với động cơ gì?”
Lúc đó mạng xã hội đã phản ứng dữ dội câu hỏi này và từ đó về sau chính quyền này không đấu tố như vậy nữa, vì nó sẽ làm dân phẫn nộ. Tuy nhiên đến hôm nay thì tình trạng soi mói cá nhân làm từ thiện vẫn xuất hiện nhưng không phải trên một chương trình truyền hình mà là bằng lời nói của những quan chức CS. Vậy nên chúng ta mới thấy, làm từ thiện ở xứ này đôi khi nó không dễ dàng như người ta tưởng. Đôi khi nó là cái bẫy nguy hiểm.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Cứu trợ lũ lụt – Thủy Tiên được gì?
>>> Thủy Tiên trao tiền bị „ăn chặn“ – Ngân sách phát gạo lại „đánh cắp“
>>> Từ thiện và phẩm giá người vùng lụt
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT