Lào sập “bẫy nợ” Trung Quốc – Cả nước túng quẫn

https://youtu.be/YN83L6L44ko
Link Video: https://youtu.be/YN83L6L44ko

Việc chính quyền Viêng Chăn đang chuẩn bị nhượng lại cho công ty China Southern Power Grid (CSG) của Trung Quốc quyền kiểm soát phần lớn hệ thống điện quốc gia từ đầu tháng 09 vừa qua đánh dấu việc Lào chính thức gia nhập nhóm các nạn nhân của bẫy nợ Trung Quốc trong mạng lưới Một vành đai Một con đường.

Truyền thông quốc tế cho biết dự trữ ngoại hối của Lào đã rơi xuống mức dưới 1 tỷ đô la, thấp hơn tổng số các khoản nợ phải chi trả hàng năm, đẩy nước này vào tình trạng sắp bị vỡ nợ.

Để tránh bị phá sản, Bộ Tài chính Lào đã yêu cầu chủ nợ số một là Trung Quốc cấu trúc lại các khoản nợ.

Lào đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào việc xây dựng các con đập thủy điện trên sông Mêkông và vào một tuyến đường xe lửa cao tốc trị giá 6 tỷ đô la, một trục chính trong Con đường tơ lụa mới, nhằm nối liền Vân Nam, tỉnh phía nam Trung Quốc, với các quốc gia Đông Nam Á trên lục địa.

Khoảng 60% chi phí cho tuyến đường này là tiền vay mượn từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Số tiền còn lại là do một công ty Nhà nước Lào liên doanh với 3 công ty Nhà nước Trung Quốc đảm trách nhưng công ty Lào chỉ nắm 30% phần hùn vốn.

Để chi cho dự án này, Chính phủ Lào đã bỏ ra 250 triệu đô la lấy từ ngân sách quốc gia và vay thêm 480 triệu đô la của Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc.

Thế nhưng Chính phủ Lào hiện nay có dấu hiệu không thể gánh vác nổi việc trả khoản vay nói trên và đang tìm cách bán tài sản quốc gia để không bị coi là vỡ nợ.

Ngày 02/09, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin ca ngợi việc Lào sẽ nhượng phần lớn quyền kiểm soát hệ thống điện quốc gia của mình cho Trung Quốc.

Ảnh: Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào Khammany Inthirath

Truyền thông Trung Quốc cho rằng thỏa thuận đó “đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc tăng cường hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Lào và Trung Quốc trong ngành điện/năng lượng. Tân Hoa Xã còn trích dẫn phát biểu Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào Khammany Inthirath, cho rằng CSG với “kinh nghiệm, công nghệ và nhân sự… sẽ mang lại một triển vọng mới cho ngành công nghiệp năng lượng Lào”.

Thế nhưng chuyên gia kỳ cựu về Đông Nam Á Bertil Lintner cho rằng thỏa thuận này chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Trung Quốc sẽ gia tăng được thế lực trong khu vực bởi phần lớn điện do Lào sản xuất hiện nay là để xuất khẩu, không chỉ sang Trung Quốc mà còn sang các nước láng giềng như Thái Lan và Việt Nam. Việc Trung Quốc nắm được ngành điện lực của Lào có nghĩa là Bắc Kinh gián tiếp có được đòn bảy thương mại và chiến lược để gây sức ép với hai nước láng giềng này.

Điều oái ăm được tác giả ghi nhận là Lào đã vay nợ của Trung Quốc đến mức không thể trả nổi, phải gán tài sản của mình để trả nợ, nhưng lại là cho một công trình như tuyến đường sắt cao tốc, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốc, trong lúc bản thân người dân Lào không mấy được hưởng.

Đối với Bertil Lintner, việc Trung Quốc tiếp quản ngành điện của Lào thay cho việc trả nợ là ví dụ điển hình để các nước khác trong khu vực thấy rõ nguy cơ bị sập vào bẫy nợ của Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc. Một vài nước trong vùng cũng yếu như Lào, sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại áp lực của Trung Quốc để bảo vệ nền độc lập về tài chính và kinh tế của mình.

Cách đây hơn 1 năm, Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền và nạn nghèo khó Philip Alston đã khuyến cáo Lào nên bớt tập trung vào dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc để lo cho trẻ con và dân nghèo.

Ảnh: Chủ tịch Bounnhang Vorachit và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí cùng nỗ lực đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Lào và Trung Quốc lên một tầm cao mới. Ngày 14 tháng 11 năm 2017

Sau chuyến công tác kéo dài 11 ngày từ 18 đến 28/03/2019 tại thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh Champasack, Xiên Khoang, Houaphanh và Attapeu, nơi xảy ra tai nạn vỡ đập hồi năm 2018; tiếp xúc, thu thập thông tin với chính quyền mọi cấp, công nhân, nông dân và người buôn bán; Đặc sứ Liên Hiệp Quốc nhận định những đập thủy điện khổng lồ, những tài nguyên thiên nhiên nhượng cho Trung Quốc khai thác trong dự án Con đường tơ lụa mới chỉ tạo rất ít công ăn việc làm cho người dân Lào nhưng làm cho đất nước Lào mang nợ chồng chất.

Đánh giá kinh tế Lào có tăng trưởng, Đặc sứ Philip Alston chỉ trích chính phủ Lào chỉ chạy theo “con số” mà không tập trung cải thiện đời sống người dân. Ít nhất 40% lãnh thổ quốc gia nằm trong kế hoạch sang nhượng phục vụ các dự án đầu tư hạ tầng, vào đập thủy điện, đường xe lửa với hệ quả là nhà cửa đất đai của người dân bị cưỡng chế.

Tại một nước mà có đến 80% dân chúng sống dưới mức 2,5 đô la mỗi ngày, tỷ lệ trẻ em thiếu cân lên đến 20%, một trên mười suy dinh dưỡng, Đặc sứ Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu ý tình trạng phụ nữ Lào bị xem nhẹ, không có quyền lựa chọn cuộc sống và tương lai.

Thành phần dân tộc thiểu số, chiếm 50% dân số, còn bất hạnh hơn. Thu nhập của bộ phận dân cư này rất thấp, con cái ít có cơ hội đi học, không được chăm sóc sức khỏe khi ốm đau.

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Lào nên tập trung lợi nhuận kinh tế phục vụ phúc lợi cho người dân Lào.

Nhìn về Việt Nam, việc Việt Nam sập bẫy nợ của Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian bởi từ nhiều năm nay Việt Nam đã và đang gánh chịu những hậu quả nặng nề từ các dự án đầu tư của Trung Quốc mà không tìm được giải pháp khắc phục.

Tháng 08/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nợ Trung Quốc. Theo báo cáo này, vốn gọi là « ưu đãi » của Trung Quốc cho Việt Nam thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, tức là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết vốn vay Trung Quốc có lãi suất là 3%/năm, cao hơn vốn vay của Nhật Bản (0,4 – 1,2%), Hàn Quốc (0 – 2%) hoặc Ấn Độ (1,75%). Chưa kể phí cam kết 0,5% và phí quản lý 0,5%. Thời hạn vay vốn của Trung Quốc là 15 năm và thời gian ân hạn là 5 năm, cả hai đều thấp hơn so với các nhà tài trợ khác. Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).

Báo cáo nói trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt nhấn mạnh là một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc « thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư… ảnh hưởng hiệu quả đầu tư ».

Rất nhiều dự án do Trung Quốc làm chủ thầu cùng chung số phận đội vốn, chậm trễ như Nhà máy đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 6.000 tỉ đồng, đội vốn lên 10.000 tỉ đồng. Vốn vay chủ yếu từ ngân hàng Trung Quốc, nhà thầu Hoàn Cầu (Trung Quốc). Sau 16 lần đàm phán với nhà thầu Trung Quốc, nhiều bất đồng vẫn chưa được giải quyết.

Dự án Nhà máy đạm Hà Bắc do Vinachem làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng, đội vốn lên hơn 10.000 tỉ đồng, lỗ 1.700 tỉ đồng. Dự án chưa quyết toán với nhà thầu EPC do chưa xác định được giá trị quyết toán hợp đồng.

Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên được triển khai từ năm 2007, nhà thầu EPC là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc. Từ đó đến nay nhà thầu này không thực hiện thi công.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích nguyên nhân vì sao các dự án do Trung Quốc làm chủ thầu thường bị đội vốn và thua lỗ như sau: “Những dự án của Trung Quốc như thế thường là những dự án phát giá rất thấp nhưng nửa chừng thì họ nâng giá lên rất cao, hết kiểu này đến kiểu kia. Tất cả các dự án đều như vậy.

Nó đút lót rất nhiều để thắng thầu và cho giá thấp để củng cố việc thắng được thầu, nhưng hợp đồng luôn luôn để có những kẽ hở, và từ đó tìm mọi cách để nâng giá lên, đội vốn lên rất là nhiều. Khi đội vốn lên như thế thì tiền đút lót nó chi ra không vào dự án nên trang thiết bị kém. Đội vốn cao thì lỗ.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A còn nhận định: “Các chủ đầu tư và cơ quan chức năng Việt Nam là những kẻ phạm tội. Họ là những tội đồ. Họ cấu kết với các nhà thầu Trung Quốc vì những dự án này. Không phải họ ngu mà không biết cái nào đúng cái nào sai, cái nào hay cái nào dở. Họ biết cả đấy nhưng vì họ ăn tiền rồi, rồi họ lại được lệnh từ trên – những người ưu ái Tàu – chỉ định xuống.”

Đại diện tiêu biểu cho dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam là đường sắt cao tốc Cát Linh – Hà Đông sau một thập kỷ khởi công thì đang ở trong tình trạng phá đi không được mà để lại không xong, đến mức người dân gọi đó là biểu tượng ngàn đời ô nhục của cái gọi là “tình bạn 4 tốt, 16 chữ vàng“.

Ảnh: Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cát Linh – Hà Đông còn có tên gọi là Tuyến 2A, là 1 trong 8 tuyến đường sắt trên cao của hệ thống đường sắt đô thị thuộc thành phố Hà Nội được khởi công đầu tiên. Chính thức thực hiện từ tháng 11/2011 với kinh phí ban đầu 552 triệu đôla tiền vay ODA Trung Quốc với chiều dài chính xác 13,1 km, dự kiến hoàn thành từ tháng 06/2015. Nhưng công trình đã đội vốn lần lượt lên tới gần 900 triệu đô-la và cho đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Bộ Giao thông Vận tải báo cáo là xong 99% nhưng tàu chưa lăn bánh nổi vì 1% còn lại. Công trình thế kỷ ấy vẫn nằm bất động, chứng kiến thời tiết 4 mùa đặc trưng của Hà Nội.

Với 552 triệu đôla tiền vay ODA Trung Quốc để thực hiện dự án Cát Linh – Hà Đông và với lãi vay thương mại ưu đãi trung bình 3%/năm, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi năm phía Việt Nam phải trả khoảng 240 tỷ đồng tiền lãi (tương đương 600 triệu đồng/ngày). Còn với khoản lãi vay tăng thêm do dự án bị đội giá, Việt Nam phải trả nợ trong vòng 9 năm cho ngân hàng China EximBank của Trung Quốc từ tháng 01/2016 đến 15/11/2025. Cộng cả hai khoản vay, mặc dù dự án chưa hoàn thành, nhưng mỗi ngày phía Việt Nam đang phải trả cho Trung Quốc cả lãi lẫn gốc khoảng 2,4 tỷ đồng.

Nhưng vấn đề ở chỗ công trình cho đến nay vẫn không có chứng nhận kiểm định nên không thể vận hành thương mại. Khi vay vốn, Chính phủ Việt Nam đã buộc phải chấp nhận cho Trung Quốc chỉ định đơn vị thi công là Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, một đơn vị chưa từng thi công đường sắt.

Ông Phạm Nhật Bình nhận định sở dĩ Trung Quốc cho vay tiền dễ dàng chính là để cho công ty Tập đoàn Cục 6 Đường Sắt Trung Quốc học kinh nghiệm xây dựng đường sắt trên cao. Nói khác đi, Cát Linh – Hà Đông chính là vật thí nghiệm của công ty Trung Quốc, đồng thời biến Việt Nam thành con nợ khổng lồ.

Và vì lý do an toàn, toàn dân ta không nên sử dụng đường sắt Cát Linh – Hà Đông mà cứ để đó ngắm nhìn như biểu tượng tình hữu nghị Việt – Trung thì hay hơn.

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tuyên bố của văn phòng Liên minh châu Âu tại Việt Nam về hai bản án tử hình người dân Đồng Tâm

>>> “Tứ bề thọ địch” – Trung Quốc phát cuồng vì bị bỏ rơi

>>> Vụ Đồng Tâm: Bộ Chính trị chia rẽ – Trung ương Đảng „rã rời”

https://www.youtube.com/watch?v=_JUIrxGlkXU
“Tứ bề thọ địch” – TQ phát cuồng vì bị bỏ rơi

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT