Trung Quốc to tiếng – Mỹ điều chiến hạm

https://youtu.be/QN4Jr5RPbg0
Link Video: https://youtu.be/QN4Jr5RPbg0

Một tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc diễn tập ở Biển Đông có tranh chấp vào ngày thứ Sáu, hải quân Mỹ cho biết trong một thông cáo.

Một nhóm tàu tấn công do tàu USS Ronald Reagan dẫn đầu đã tiến hành các hoạt động bay, các hoạt động ổn định hàng hải và các cuộc tập trận, thông cáo cho biết.

Bộ tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (Commander US Pacific Fleet) cho biết là nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông hôm 14/08 và bắt đầu tiến hành tập trận theo nhiều nội dung.

Như thông lệ, tháp tùng hàng không mẫu hạm Ronald Reagan là tuần dương hạm USS Antietam cùng hai khu trục hạm USS Mustin và USS Rafael Peralta, và không đoàn hàng không mẫu hạm số 5.

Tích hợp với các đối tác chung của chúng tôi là điều thiết yếu để đảm bảo khả năng phản ứng nhanh chóng và tính sát thương của lực lượng chung, cũng như duy trì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở,” Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ Joshua Fagan, sĩ quan đặc trách hoạt động không quân của Lực lượng Đặc nhiệm 70 trên tàu USS Ronald Reagan, được dẫn lời nói.

Thông cáo của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện là mới đây, nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan đã tập trận phối hợp với các oanh tạc cơ B-1 của Không Quân Mỹ, đặt căn cứ trên đảo Guam.

Đây là lần thứ ba từ kể từ đầu tháng Bảy đến nay, nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan được phái đến hoạt động tại Biển Đông.

Từ ngày 04 đến 07/07 vừa qua, lần đầu tiên từ năm 2014, Mỹ đã cho hai nhóm tàu sân bay tiến vào tập trận trên Biển Đông. Đó là nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz. Việc Mỹ điều hai nhóm tác chiến tàu sân bay vào Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc cho rầm rộ tâp trận gần khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Qua trung tuần tháng Bảy, hôm 17/07, hai nhóm tác chiếc tàu sân bay nói trên lại phối hợp tập trận, trước khi tách ra, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz xuống Ấn Độ Dương tập trận với Ấn Độ, còn nhóm của chiếc Ronald Reagan thì ra Biển Philippines tham gia một cuộc tập trận 3 bên với Hải Quân Úc và Nhật Bản (ngày 21/07).

Ảnh: Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) và tàu USS Nimitz (CVN 68) trong một kỳ tập trận ở Biển Đông, ngày 06/07/2020.

Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Washington đã chỉ trích Bắc Kinh về cách thức ứng phó với virus corona mới và cáo buộc nước này lợi dụng đại dịch để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và các nơi khác.

Mỹ lâu nay vẫn phản đối các yêu sách lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông và thường xuyên điều tàu chiến đi qua tuyến đường thủy chiến lược này.

Trung Quốc đã phản đối các cuộc diễn tập như vậy và nói rằng việc Mỹ bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng và làm suy yếu sự ổn định trong khu vực.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 12/08 đã tung ra lời đe dọa, theo đó Quân Đội Trung Quốc đã “lên kế hoạch tập trận đổ bộ và trên biển trong những tuần qua và sẽ tiếp tục trong những tuần tới”. Một trong những cuộc tập trận bắn đạn thật được dự trù tại vùng biển của quần đảo Chu San và tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc và ở vùng biển phía bắc của đảo Đại Sơn trong hai ngày 16-17/08.

Trung Quốc phản ứng kịch bản Mỹ đánh chiếm tiền đồn trên đảo ở biển Đông

Quân đội Mỹ đang diễn tập cho một vai trò nguy hiểm nhưng có thể mang tính quyết định trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Lính dù Mỹ đã diễn tập việc nhảy xuống chiếm các tiền đồn Trung Quốc trên các đảo nước này chiếm đóng trái phép ở biển Đông. Việc chiếm giữ những tiền đồn này – và những đường băng chiến lược trên đó – có thể cho phép lực lượng Mỹ có thêm căn cứ mới để tấn công đáp trả Trung Quốc.

Ảnh: Lính dù Mỹ diễn tập tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam hôm 30-6-2020. Ảnh: Không quân Mỹ

Theo nhận định của cây bút David Axe trên trang Forbes, quân đội Mỹ có lẽ có đủ máy bay chiến đấu để đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến ở tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, điều họ thiếu là các căn cứ tại đó.

Vì thế, theo chuyên gia này, Mỹ có thể “mượn” các căn cứ từ Trung Quốc bằng cách thả lính dù hoặc cho đổ bộ lính thủy đánh bộ đánh chiếm đóng các tiền đồn của Trung Quốc.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã cho xây dựng phi pháp các “tàu sân bay cố định” dưới dạng tiền đồn trên nhiều đảo ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Một vài trong số tiền đồn này có đường băng.

Các căn cứ quân sự trên đảo này, cộng với các sân bay dọc bờ biển Đông Nam Trung Quốc sẽ cho phép Bắc Kinh phân tán máy bay chiến đấu. Việc phân tán như thế giúp Bắc Kinh Quốc bảo vệ các máy bay khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay ném bom của Mỹ.

Ngược lại, máy bay Mỹ thường tập trung tại một số ít căn cứ thường trực. Căn cứ không quân Kadena ở tỉnh Okinawa (Nhật Bản) là nơi tập trung chính sức mạnh không quân chiến thuật của Mỹ và đồng minh ở tây Thái Bình Dương. Một khi có khủng hoảng xảy ra, căn cứ có thể chứa hàng trăm chiến đấu cơ và máy bay hỗ trợ.

Lính dù Mỹ đã diễn tập việc nhảy xuống chiếm các tiền đồn Trung Quốc trên các đảo nước này chiếm đóng trái phép ở biển Đông.

Bên cạnh đó, căn cứ không quân Andersen của Mỹ tại đảo Guam (cách biển Đông gần 2.800 km) thường tập trung máy bay ném bom, máy bay tiếp dầu và máy bay do thám.

Trong trường hợp cần thêm căn cứ quân sự tại khu vực, một lựa chọn rủi ro nhưng hứa hẹn của Mỹ là chiếm một số tiền đồn trên đảo của Trung Quốc. Nếu thành công, máy bay chiến đấu của Mỹ có thể tiến vào trung tâm biển Đông.

Mỹ không phải là không tính đến phương án này. Hồi cuối tháng 6 qua, 350 lính dù thuộc Sư đoàn bộ binh 25 của Lục quân Mỹ đến từ bang Alaska đã luyện tập đổ bộ đánh chiếm một sân bay mô phỏng trên đảo Guam.

Dĩ nhiên là khó có chuyện Mỹ đơn phương và vô cớ tiến hành một cuộc tấn công như thế. Theo chuyên gia David Axe, chuyện này nếu xảy ra là vì Trung Quốc xâm phạm quá mức lãnh thổ của các đồng minh Mỹ hoặc leo thang củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển bằng cách tấn công lực lượng nước ngoài tuần tra các vùng biển quốc tế.

Không gì lạ khi Trung Quốc phản ứng mạnh trước giả thuyết binh sĩ Mỹ có thể đánh chiếm các tiền đồn trên đảo nói trên. Trong bài viết trên trang Global Times hôm 11-8, tác giả Xu Hailin cho rằng ý tưởng này chỉ là phỏng đoán của giới truyền thông.

Người này còn cảnh báo bất kỳ một cuộc tấn công nào của Mỹ nhằm vào một tiền đồn Trung Quốc sẽ dẫn đến cuộc phản công toàn lực của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và chắc chắn phải trả giá đắt.

Báo Trung Quốc: Đưa oanh tạc cơ đến Phú Lâm là để ‘ngăn chặn khiêu khích từ Mỹ’

Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói việc quân đội Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H-6J mới đến đảo Phú Quốc ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền, là để “trấn áp và ngăn chặn các hoạt động quân sự khiêu khích của Mỹ trong khu vực”.

Với khả năng của vũ khí này, có thể bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm, sẽ đề ra mối răn đe to lớn đối với hàng không mẫu hạm Mỹ”, tờ báo nhà nước Trung Quốc nói hôm 13/8 sau khi báo chí quốc tế đưa tin và hình ảnh về động thái mới của Bắc Kinh một ngày trước.

Máy bay ném bom H-6J là một trong những vũ khí mới nhất của Trung Quốc và chỉ mới được tiết lộ vào tháng Bảy, Hoàn Cầu Thời Báo cho biết.

Tờ báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Nhậm Quốc Cường, trong cuộc họp báo thường kỳ hồi tháng 7 cho hay máy bay ném bom H-6J gần đây tham gia các cuộc tập trận chuyên sâu ở Biển Đông.

Hôm 12/8, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H-6J đến đảo Phú Lâm. Có ít nhất một chiếc H-6J đã được nhìn thấy hạ cánh xuống hòn đảo mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền song trên thực tế do Trung Quốc kiểm soát.

Hoa Kỳ và các nước phương Tây cáo buộc Trung Quốc “quân sự hoá” khu vực tranh chấp ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh luôn khẳng định việc xây dựng chỉ phục vụ cho nhu cầu dân sự.

Hồi cuối tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mark Esper chỉ trích “thái độ xấu” gần đây của quân đội Trung Quốc làm gia tăng những lo ngại trên toàn khu vực.

Ông Esper chỉ đích danh Trung Quốc “thường xuyên không tôn trọng quyền của các nước khác.” Ông chỉ ra cuộc tập trận tấn công quy mô lớn gần đây của Trung Quốc mô phỏng cảnh chiếm một đảo của Đài Loan như là “một hành động gây bất ổn làm gia tăng một cách đáng kể nguy cơ tính toán sai lầm.”

Hồi 2015, Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ J-11B đến đảo Phú Lâm, và năm 2018 đưa máy bay ném bom H-6K tới đây.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn triển khai một loạt các vũ khí tối tân cho cả phòng không và chống hạm đến một số tiền đồn trên đảo như hệ thống phòng không HQ-9B và tên lửa chống hạm YJ-12.

Ảnh: Ông Esper chỉ đích danh Trung Quốc “thường xuyên không tôn trọng quyền của các nước khác.”

Tuy nhiên, cả truyền thông Trung Quốc lẫn quốc tế đều cho rằng H-6J có “sức mạnh vượt trội”, với khả năng chống lại tàu của đối phương.

Tờ báo Trung Quốc nói quân đội Mỹ gần đây “khuấy động rắc rối trong khu vực” bằng các cuộc tập trận kép hàng không mẫu hạm vào tháng 7 và sử dụng máy bay trinh sát cỡ lớn trinh sát cận cảnh thường xuyên các vùng ven biển phía Nam Trung Quốc từ hướng Biển Đông trong vài tháng qua.

Hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan của Mỹ đã được điều tới Biển Đông hai lần trong tháng Bảy. Thời gian này, Hoa Kỳ tiến hành hai cuộc diễn tập quân sự cùng lúc ở hai vùng biển châu Á với sự tham gia của các đồng minh như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.

Hồi đầu tháng Tám, Mỹ và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam, lên tiếng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình và theo luật quốc tế.

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng nói rằng Hoa Kỳ “tái khẳng định cam kết làm việc với ASEAN nhằm bảo đảm một khu vực dựa trên các luật lệ minh bạch và rõ ràng…”

Trước đó, Úc gửi tuyên bố chính thức lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách lãnh thổ và hàng hải của Bắc Kinh đối với Biển Đông, một động thái cho thấy nước này liên kết chặt chẽ hơn với Washington trong cuộc tranh cãi đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc về vùng biển.

Hiện Việt Nam chưa có phản ứng hay lên tiếng bình luận gì về thông tin động thái mới này của Trung Quốc. Nhưng trong một cuộc họp báo hồi tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng “Mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo này (Hoàng Sa, Trường Sa) mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> “Sức yếu” – Việt Nam “dè chừng” với Trung Quốc ở Biển Đông

>>> Mỹ: Chặn Trung Quốc – Cấm mua hàng Huawei

>>> Trung Quốc cùng lúc “gây chiến” với Châu Âu, Mỹ, Đài Loan – Tập hụt hơi

https://www.youtube.com/watch?v=ARA9greQqig
VN mua vắc-xin chống Covid của Nga – Hàng thật hay giả?