Vụ Trịnh Xuân Thanh đến đâu rồi?

Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis . Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Ngày 2 tháng 11 thứ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc tiếp xúc với ông Andreas Michaelis, tờ VOV đưa tin theo lời mời của phía Đức, ông Sơn đã hội đàm với Quốc Vụ Khanh Andreas chủ đề đa phần đến quan hệ quốc tế và khu vực.

Chức Quốc Vụ Khanh ở các nước khác có vị trí quan trọng, người được gọi chức này tương đương thứ trưởng ngoại giao, với Đức và Thuỵ Điển thì chức này do một nhân viên ngoại giao phụ trách khu vực. Chẳng hạn như ông Andreas là cán bộ ngoại giao phụ trách châu Á – Thái Bình Dương.

Đúng như phận sự của mình, trong cuộc hội đàm ông Andreas chỉ chú trọng đến tình hình an ninh, trật tự khu vực Châu Á có liên quan đến Việt Nam. Ngoài ra không có gì đáng chú ý.

Không mấy tờ báo lớn chú ý đến cuộc hội đàm này, ngoại trừ tờ báo Taz có nói đến việc ông Andreas nhắc đến giải quyết vụ Trịnh Xuân Thanh.

Lời nhắc nhở này của ông Andreas đã khiến dư luận Việt Nam dấy lên ngay sau đó rằng đây là cuộc đàm phán để phía Việt Nam trao trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức.

Nhưng chú ý thông tin từ báo chí hai nước Đức và Việt đưa, dễ thấy quan điểm của nhà nước CSVN vẫn duy trì đường lối muốn gạt vụ việc Trịnh Xuân Thanh sang bên để tiếp xúc với Đức trên những vấn đề khác mà Đức quan tâm.

Một kiểu khôn lỏi, như cái gì khó chưa giải quyết được cứ tạm để đó, cùng nhau bàn về vấn đề nhận thức chung. Việt Nam đã bới ra những vấn đề mà Đức buộc phải làm việc với Việt Nam như gìn giữ hoà bình trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, ủng hộ ứng cử vào các tổ chức trong Liên Hợp Quốc.

Ông Sơn mang câu chuyện về ngôi nhà Đức ở Sài Gòn và đại học Đức ở Bình Dương đã hoàn thành để làm quà, phía Đức theo phép xã giao thông thường bày tỏ sự hài lòng, tán thành.

Nhìn chung cuộc hội đàm không mang lại kết quả gì ngoài những việc đâu đâu, những việc nằm  ngoài quan hệ  trực tiếp giữa hai nước, nếu có như việc ngôi nhà Đức hay đại học Việt Đức là những việc đã rồi, những việc đã tiến hành từ khi chưa có vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Hai bên chụp ảnh chung sau buổi làm việc. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Nhìn bối cảnh chụp chung giữa thứ trưởng Bùi Thanh Sơn với ông Andreas và khuôn mặt của ông đang biểu lộ, dường như đã nói lên sự miễn cưỡng và tầm cỡ cuộc hội đàm này không đáng giá gì với với Đức như báo chí Việt Nam phóng đại. Nếu như không quá lời, có thể nhận định đây là cuộc gặp xã giao miễn cưỡng và bế tắc.

Vụ việc Trịnh Xuân Thanh quyền quyết định thuộc Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là việc ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của ông Trọng, là người đứng đầu đất nước, ông Trọng có hành động thoả đáng để hàn gắn mối quan hệ chiến lược Việt – Đức hay không là do cá nhân ông quyết định.

Chắc chắn ông Trọng muốn quan hệ Việt Đức được hàn gắn và Trịnh Xuân Thanh vẫn phải ở tù trong thời gian ông Trọng còn đứng đầu đất nước Việt Nam. Để làm được điều này, ông Trọng chỉ đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam đáp ứng những gì có thể nhất mà Đức đòi hỏi, nhưng hạn chế tối đa nhất những đòi hỏi nhắc đến Trịnh Xuân Thanh.

Hầu hết các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam nhiệm kỳ 11 đều thăm chính thức nước Đức theo dạng quan hệ song phương như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân…

Ở nhiệm kỳ 12 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Đức nhưng theo diện là nước chủ nhà Apec, ngay sau đó vài ngày đã xảy ra vụ tướng an ninh Đường Minh Hưng tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Từ đó đến nay và có thể là hết nhiệm kỳ đại hội 12 của đảng CSVN, sẽ khó có nguyên thủ nào của Việt Nam đặt chân đến Đức theo diện song phương hai nước như vậy nữa. Đặc biệt ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị chủ tịch nước, ông sẽ rất khó xử khi đặt chân đến nước có ảnh hưởng lớn nhất trong Liên Minh Châu Âu như Đức. Giữ một cương vị Chủ tịch nước, tức cương vị ngoại giao lớn nhất của một đất nước, đại diện cho đất nước mà không có cuộc làm việc nào đại diện cho Việt Nam với một cường quốc như Đức , nơi có hàng trăm ngàn kiều bào sinh sống, đó chắc chắn sẽ là thiệt thòi cho đất nước Việt Nam.

Gia đình Trịnh Xuân Thanh dường như chấp nhận bản án của Trịnh Xuân Thanh, cá nhân Trịnh Xuân Thanh không làm đơn kháng án, vợ con Trịnh Xuân Thanh im ắng. Người em họ của Thanh là Vũ Đình Duy nhởn nhơ sống ở Berlin. Dường như họ chấp nhận hoàn cảnh và chờ đợi phép màu may mắn nào đó sẽ khiến Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yếu mềm trước nhu cầu quan hệ với Đức mà thả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức.

Nếu như vợ Trịnh Xuân Thanh dắt con đứng trước toà quốc hội Đức làm cuộc biểu tình nhỏ, có thể tác động lên chính phủ Đức sẽ nhiều hơn, báo chí và dư luận Đức sẽ đưa tin và áp lực lên chính phủ Đức đòi dứt điểm vụ việc này.

Nhưng nếu họ không sốt ruột cho người thân của họ, thì dư luận không cần gì phải sốt ruột thay.

Hãy cứ để Trịnh Xuân Thanh ngồi trong tù, quan hệ Việt Đức đình trệ.

Dư luận còn nhiều việc khác phải quan tâm hơn là tò mò hóng tin bao giờ Trịnh Xuân Thanh được trao trả lại Đức.

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm và trung tướng Đường Minh Hưng bị nêu tên trên truyền hình Slovakia vì liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. 

Trần Sáu – Berlin



>> Truyền thông quốc tế đưa tin: Việt Nam xiết chặt việc kiểm soát Internet 

>> Bộ trưởng Nội vụ Seehofer tuyên bố xiết chặt luật tị nạn tại Đức

>> ĐỂ CỨU NGUY DÂN TỘC, ĐÃ ĐẾN LÚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦN SAN BỚT QUYỀN LỰC CHO NHÂN DÂN

>> Đức: Một trẻ em người Việt bị mất tích – Cảnh sát đề nghị hỗ trợ tìm kiếm 

>> Quy hoạch cán bộ: Ngăn đường bít cửa nhân tài! 

>> MỸ RÚT KHỎI SYRIA LÀM VỠ KẾ HOẠCH “VÀNH ĐAI CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC TẠI TRUNG ĐÔNG 

>> Bài phát biểu đầu năm 2019 của Thủ tướng Đức bà Angela Merkel 

>> Nhiều người Việt Nam vô gia cư phải ngủ trên vỉa hè, co ro chống chọi cái rét khốc liệt

>> NHỮNG NGƯỜI CON CÁCH MẠNG: PHONG TRÀO PHẢN KHÁNG MỚI TẠI VIỆT NAM

>> Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đến thăm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu thành phố Huế

>> ĐẠI SỨ EU VÀ ĐẠI SỨ CÁC NƯỚC CHÂU ÂU GẶP GỠ VỚI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ LUẬT AN NINH MẠNG

>> Cử trị là gì qua lời Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ 

>> Cảnh sát Đức sẽ bắt giam ngay những người có lệnh trục xuất, bao gồm cả người Việt Nam

>> Đức: Bắt giữ ba kẻ tình nghi khủng bố sau khi phát hiện súng AK và đạn